Hợp đồng lựa chọn nhà thầu được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu bắt buộc phải xác lập bằng văn bản không?
- Hợp đồng lựa chọn nhà thầu được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu bắt buộc phải xác lập bằng văn bản không?
- Khi ký kết hợp đồng lựa chọn nhà thầu, văn bản hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu phải đảm bảo nội dung gì theo quy định pháp luật?
- Các bên có thỏa thuận sửa đổi hợp đồng lựa chọn nhà thầu, có thể tiến hành sửa đổi hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu trong trường hợp nào?
Hợp đồng lựa chọn nhà thầu được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu bắt buộc phải xác lập bằng văn bản không?
Hợp đồng đối với nhà thầu được lựa chọn được quy định tại khoản 1 Điều 105 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
Hợp đồng đối với nhà thầu được lựa chọn
1. Hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư (hoặc đơn vị được ủy quyền) với nhà thầu là hợp đồng dân sự và được xác lập bằng văn bản. Người đại diện theo pháp luật hoặc người được đại diện theo pháp luật ủy quyền (sau đây gọi là đại diện hợp pháp) của nhà thầu có trách nhiệm ký hợp đồng; đối với nhà thầu liên danh, đại diện hợp pháp của các thành viên liên danh chịu trách nhiệm ký hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Đấu thầu. Hợp đồng đã được các bên ký kết, có hiệu lực và phù hợp với quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý cao nhất ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và để giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có).
Nội dung của hợp đồng phải được lập theo mẫu quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đồng thời phù hợp với kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có), kết quả hoàn thiện hợp đồng, kết quả lựa chọn nhà thầu trên cơ sở yêu cầu của gói thầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
....
Theo đó, hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu là hợp đồng dân sự và phải được xác lập bằng văn bản.
Lưu ý:
- Người đại diện theo pháp luật hoặc người được đại diện theo pháp luật ủy quyền của nhà thầu có trách nhiệm ký hợp đồng; đối với nhà thầu liên danh, đại diện hợp pháp của các thành viên liên danh chịu trách nhiệm ký hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 67 Luật Đấu thầu 2023.
- Hợp đồng đã được các bên ký kết, có hiệu lực và phù hợp với quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý cao nhất ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và để giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có).
- Nội dung của hợp đồng phải được lập theo mẫu quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đồng thời phù hợp với kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có), kết quả hoàn thiện hợp đồng, kết quả lựa chọn nhà thầu trên cơ sở yêu cầu của gói thầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
Hợp đồng lựa chọn nhà thầu được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu bắt buộc phải xác lập bằng văn bản không? (Hình từ Internet)
Khi ký kết hợp đồng lựa chọn nhà thầu, văn bản hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu phải đảm bảo nội dung gì theo quy định pháp luật?
Khi ký kết hợp đồng, văn bản hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu phải đảm bảo nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 105 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
Hợp đồng đối với nhà thầu được lựa chọn
...
2. Khi ký kết hợp đồng, văn bản hợp đồng phải đảm bảo phù hợp với các nội dung sau:
a) Điều kiện chung của hợp đồng, điều kiện cụ thể của hợp đồng trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các nội dung hiệu chỉnh, bổ sung, làm rõ trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
b) Các nội dung đề xuất của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được chủ đầu tư chấp thuận và các nội dung thống nhất giữa hai bên trong quá trình thương thảo hợp đồng (nếu có), hoàn thiện hợp đồng;
c) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Quy định của pháp luật.
3. Việc quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ; đồng tiền và hình thức thanh toán hợp đồng; tạm ứng; thanh toán hợp đồng; nguyên tắc thanh toán, thanh lý hợp đồng thực hiện theo quy định tại các Điều 108, 109, 110, 111, 112 và 113 của Nghị định này.
Theo đó, khi ký kết hợp đồng, văn bản hợp đồng phải đảm bảo phù hợp với các nội dung sau:
- Điều kiện chung của hợp đồng, điều kiện cụ thể của hợp đồng trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các nội dung hiệu chỉnh, bổ sung, làm rõ trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
- Các nội dung đề xuất của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được chủ đầu tư chấp thuận và các nội dung thống nhất giữa hai bên trong quá trình thương thảo hợp đồng (nếu có), hoàn thiện hợp đồng;
- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Quy định của pháp luật.
Các bên có thỏa thuận sửa đổi hợp đồng lựa chọn nhà thầu, có thể tiến hành sửa đổi hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu trong trường hợp nào?
Sửa đổi hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Sửa đổi hợp đồng
1. Sửa đổi hợp đồng có thể thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật;
...
Các bên có thỏa thuận sửa đổi hợp đồng, có thể tiến hành sửa đổi hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 106 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
- Khi có sự thay đổi về chính sách, pháp luật làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng;
- Sự kiện bất khả kháng;
- Thay đổi phương thức vận chuyển, địa điểm giao hàng, dịch vụ liên quan đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
- Bổ sung khối lượng, số lượng công việc thuộc tùy chọn mua thêm ngoài khối lượng, số lượng nêu trong hợp đồng.
+ Trong trường hợp này, văn bản sửa đổi hợp đồng phải quy định rõ khối lượng, giá trị, thời gian giao hàng hoặc thời gian hoàn thành dịch vụ đối với công việc bổ sung và các nội dung cần thiết khác.
+ Thời gian giao hàng hoặc thời gian hoàn thành dịch vụ cho khối lượng công việc bổ sung có thể ngoài thời gian thực hiện hợp đồng ban đầu nhưng phải được người có thẩm quyền cho phép.
+ Chủ đầu tư được áp dụng tùy chọn mua thêm nhiều lần nhưng không vượt mức tối đa nêu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
+ Trường hợp tại thời điểm áp dụng tùy chọn mua thêm có sự thay đổi về chính sách thuế giá trị gia tăng thì đơn giá hàng hóa, dịch vụ thuộc tùy chọn mua thêm không được vượt giá trị trước thuế của hàng hóa, dịch vụ trong hợp đồng đã ký cộng với thuế giá trị gia tăng tại thời điểm áp dụng tùy chọn mua thêm;
- Thay đổi về thiết kế được duyệt;
- Một hoặc các bên đề xuất các sáng kiến, cải tiến thực hiện hợp đồng mang lại lợi ích cao hơn cho chủ đầu tư;
- Thay đổi tiến độ hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 70 Luật Đấu thầu 2023;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên, bao gồm khối lượng, giá và các nội dung khác.
Lưu ý:
Việc thỏa thuận sửa đổi hợp đồng trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu phải phù hợp với quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Trọn bộ các văn bản về Đấu thầu hiện hành tại đây Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.