Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có phải ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ không?
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có phải ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ không?
- Doanh nghiệp thỏa thuận phí dịch vụ với người lao động trong hợp đồng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không phù hợp với hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký bị phạt bao nhiêu?
- Doanh nghiệp thỏa thuận phí dịch vụ với người lao động không phù hợp với hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký bị đình chỉ việc thực hiện hợp đồng cung ứng lao động bao lâu?
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có phải ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ không?
Căn cứ Điều 21 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với người lao động về quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải thỏa thuận rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi bên và phù hợp với nội dung của hợp đồng cung ứng lao động; ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác của người lao động (nếu có).
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Chiếu theo quy định này, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải bao gồm các nội dung sau:
- Quyền, nghĩa vụ của mỗi bên và phù hợp với nội dung của hợp đồng cung ứng lao động;
- Ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác của người lao động (nếu có).
Như vậy, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giữa doanh nghiệp và người lao động phải có phải ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ nếu có sự thỏa thuận về phí dịch vụ.
Tải về mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới nhất 2023: Tại Đây
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (hình từ Internet)
Doanh nghiệp thỏa thuận phí dịch vụ với người lao động trong hợp đồng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không phù hợp với hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức giáo dục định hướng hoặc không cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận mức tiền ký quỹ với người lao động cao hơn quy định của pháp luật;
c) Không ký hoặc ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với người lao động;
d) Không ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác của người lao động trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với người lao động;
đ) Không thanh lý hoặc thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động không theo quy định của pháp luật;
e) Nội dung hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không phù hợp với hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký.
Như vậy, doanh nghiệp thỏa thuận phí dịch vụ với người lao động trong hợp đồng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không phù hợp với hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Doanh nghiệp thỏa thuận phí dịch vụ với người lao động không phù hợp với hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký bị đình chỉ việc thực hiện hợp đồng cung ứng lao động bao lâu?
Căn cứ khoản 13 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Đình chỉ việc thực hiện hợp đồng cung ứng lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ các hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ 06 tháng đến 12 tháng khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, điểm đ khoản 8 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 5 Điều này;
đ) Đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động để thu tiền của người lao động trái pháp luật quy định tại khoản 6 Điều này;
e) Đình chỉ hoạt động tuyển chọn người lao động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi lợi dụng hoạt động tuyển chọn người lao động để thu tiền của người lao động trái pháp luật quy định tại khoản 6 Điều này.
...
Theo đó, ngoài bị xử lý hành chính Doanh nghiệp thỏa thuận phí dịch vụ với người lao động trong hợp đồng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không phù hợp với hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký còn bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.