Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là mẫu nào? Khi có hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì thời gian xuất cảnh khi nào?
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là mẫu nào?
Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH, Mẫu này bị thay thế bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH có quy định về Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, là mẫu số 03 như sau:
>>> Xem thêm: Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Tải về.
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là mẫu nào? Khi có hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì thời gian xuất cảnh khi nào? (Hình từ Internet)
Khi có hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì thời gian xuất cảnh như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian xuất cảnh thì bên đưa đi có trách nhiệm đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không quá 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài theo văn bản cam kết của doanh nghiệp.
- Trong thời gian đó, nếu người lao động không còn nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài thì Bên đưa đi trả lại hồ sơ (hộ chiếu, sơ yếu lý lịch, bằng cấp…).
Người lao động phải chịu các khoản chi phí đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài: phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc, tiền học ngoại ngữ, tiền bồi dưỡng kỹ năng nghề, tiền làm hộ chiếu, phí xin cấp thị thực (visa), tiền khám sức khỏe, …
- Trong thời gian đó, nếu Bên đưa đi vẫn chưa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bên đưa đi phải thông báo rõ lý do cho người lao động.
Trường hợp người lao động không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người lao động thông báo không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, Bên đưa đi phải trả lại hồ sơ (hộ chiếu, sơ yếu lý lịch, bằng cấp…) cho người lao động và các khoản tiền người lao động đã nộp cho Bên đưa đi bao gồm tiền dịch vụ, đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc, phí cấp thị thực (visa), …; và Bên đưa đi làm thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ (nếu có) cho người lao động.
- Trường hợp bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị hoặc tình trạng khẩn cấp) dẫn đến sau 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển mà người lao động không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài và/hoặc Bên đưa đi không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì Bên đưa đi phải trả lại hồ sơ (hộ chiếu, sơ yếu lí lịch, bằng cấp, …) cho người lao động, hoàn trả người lao động tiền dịch vụ và các khoản chưa chi.
Đối với các khoản đã chi theo quy định, Bên đưa đi hoàn trả người lao động theo thỏa thuận giữa người lao động và Bên đưa đi.
Như vậy, khi có hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì thời gian xuất cảnh được thực hiện theo quy định trên.
Quyền và nghĩa vụ của bên đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ra sao?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định về quyền và nghĩa vụ của Bên đưa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:
- Thu tiền dịch vụ nêu tại khoản 2.4 Điều 2 Hợp đồng này.
- Tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động, đảm bảo thời lượng 74 tiết theo quy định.
- Thỏa thuận với người lao động về việc bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động.
- Phối hợp với bên tiếp nhận lao động hoàn tất hồ sơ, giấy tờ để người lao động xuất, nhập cảnh hợp pháp và đến nơi làm việc.
- Đảm bảo người lao động được ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động với các điều khoản phù hợp với hợp đồng này.
- Phối hợp với Bên nước ngoài tiếp nhận hỗ trợ người lao động trong việc gửi tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp của người lao động về Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài.
- Phối hợp với bên tiếp nhận lao động tổ chức, hướng dẫn cho người lao động xuất, nhập cảnh về nước theo hợp đồng đã ký.
- Hỗ trợ người lao động hoặc thân nhân người lao động về các thủ tục để được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận lao động, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định và các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước (nếu có);
- Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh (nếu có) về những thiệt hại do Bên đưa đi gây ra theo quy định tại Điều 6 hợp đồng này, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.
- Yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận nêu tại Điều 6 hợp đồng này, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.
- Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, chiếu theo quy định thì có 13 quyền và nghĩa vụ của bên đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.