Hợp đồng dầu khí là sự thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa những ai để tiến hành hoạt động dầu khí?
Hợp đồng dầu khí là sự thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa những ai để tiến hành hoạt động dầu khí?
Hợp đồng dầu khí được giải thích theo khoản 4 Điều 3 Luật Dầu khí 2022 như sau:
4. Hợp đồng dầu khí là sự thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với nhà thầu để tiến hành hoạt động dầu khí.
Theo quy định nêu trên thì hợp đồng dầu khí là sự thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với nhà thầu để tiến hành hoạt động dầu khí.
Tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí phải đáp ứng các điều kiện nào?
Tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 16 Luật Dầu khí 2022 như sau:
Điều kiện tham gia đấu thầu lựa chọn nhà thầu
Tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Tổ chức có đăng ký thành lập, hoạt động được cấp theo quy định pháp luật của quốc gia bên dự thầu; cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của quốc gia mà cá nhân đó là công dân;
2. Có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong hoạt động dầu khí; trường hợp tổ chức, cá nhân không đáp ứng điều kiện này thì phải liên danh với các tổ chức, cá nhân khác để có đủ điều kiện tham gia đấu thầu.
Như vậy, tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Tổ chức có đăng ký thành lập, hoạt động được cấp theo quy định pháp luật của quốc gia bên dự thầu; cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của quốc gia mà cá nhân đó là công dân;
- Có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong hoạt động dầu khí; trường hợp tổ chức, cá nhân không đáp ứng điều kiện này thì phải liên danh với các tổ chức, cá nhân khác để có đủ điều kiện tham gia đấu thầu.
Hợp đồng dầu khí là sự thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa những ai để tiến hành hoạt động dầu khí? (Hình từ Internet)
Nội dung chính của hợp đồng dầu khí gồm những gì?
Hợp đồng dầu khí phải có các nội dung được quy định tại Điều 30 Luật Dầu khí 2022 như sau:
Nội dung chính của hợp đồng dầu khí
1. Nội dung chính của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí bao gồm:
a) Tư cách pháp lý, quyền lợi tham gia của nhà thầu ký kết hợp đồng;
b) Đối tượng của hợp đồng;
c) Giới hạn diện tích và tiến độ hoàn trả diện tích hợp đồng;
d) Hiệu lực của hợp đồng, thời hạn hợp đồng, các giai đoạn của hợp đồng, điều kiện gia hạn các giai đoạn và việc điều chỉnh, gia hạn thời hạn hợp đồng;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng, người điều hành;
e) Cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu theo giai đoạn của hợp đồng;
g) Nguyên tắc chia sản phẩm dầu khí và xác định chi phí thu hồi;
h) Nguyên tắc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí;
i) Quyền của nước chủ nhà đối với tài sản, công trình dầu khí sau khi thu hồi chi phí và sau khi chấm dứt hợp đồng;
k) Điều kiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng;
l) Quyền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được tham gia vào hợp đồng khi có phát hiện thương mại và được ưu tiên mua trước quyền lợi tham gia, quyền và nghĩa vụ mà nhà thầu chuyển nhượng trong hợp đồng khi có chuyển nhượng;
m) Cam kết về hoa hồng, đào tạo, quỹ nghiên cứu khoa học và ưu tiên sử dụng lao động, dịch vụ Việt Nam;
n) Trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn trong khi tiến hành hoạt động dầu khí; nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí;
o) Điều kiện chấm dứt hợp đồng, xử lý các vi phạm;
p) Phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng và luật áp dụng.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung chính của loại hợp đồng dầu khí khác phù hợp với đặc thù của mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí.
3. Chính phủ ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí.
Căn cứ trên quy định nội dung chính của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí bao gồm:
+ Tư cách pháp lý, quyền lợi tham gia của nhà thầu ký kết hợp đồng;
+ Đối tượng của hợp đồng;
+ Giới hạn diện tích và tiến độ hoàn trả diện tích hợp đồng;
+ Hiệu lực của hợp đồng, thời hạn hợp đồng, các giai đoạn của hợp đồng, điều kiện gia hạn các giai đoạn và việc điều chỉnh, gia hạn thời hạn hợp đồng;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng, người điều hành;
+ Cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu theo giai đoạn của hợp đồng;
+ Nguyên tắc chia sản phẩm dầu khí và xác định chi phí thu hồi;
+ Nguyên tắc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí;
+ Quyền của nước chủ nhà đối với tài sản, công trình dầu khí sau khi thu hồi chi phí và sau khi chấm dứt hợp đồng;
+ Điều kiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng;
+ Quyền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được tham gia vào hợp đồng khi có phát hiện thương mại và được ưu tiên mua trước quyền lợi tham gia, quyền và nghĩa vụ mà nhà thầu chuyển nhượng trong hợp đồng khi có chuyển nhượng;
+ Cam kết về hoa hồng, đào tạo, quỹ nghiên cứu khoa học và ưu tiên sử dụng lao động, dịch vụ Việt Nam;
+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn trong khi tiến hành hoạt động dầu khí; nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí;
+ Điều kiện chấm dứt hợp đồng, xử lý các vi phạm;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng và luật áp dụng.
Lưu ý:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung chính của loại hợp đồng dầu khí khác phù hợp với đặc thù của mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí.
- Chính phủ ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí.
TẢI VỀ mẫu Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí mới nhất 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.