Hợp đồng dầu khí có được sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài (không phải là tiếng Anh) không?

Hợp đồng dầu khí có được sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài (không phải là tiếng Anh) không? Thời hạn hợp đồng có là nội dung bắt buộc trong hợp đồng dầu khí hay không? Thời hạn của hợp đồng dầu khí tối đa là bao lâu?

Hợp đồng dầu khí có được sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài (không phải là tiếng Anh) không?

Ngôn ngữ của hợp đồng dầu khí được quy định tại Điều 34 Luật Dầu khí 2022 như sau:

Ngôn ngữ của hợp đồng dầu khí
Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng dầu khí và các tài liệu kèm theo hợp đồng là tiếng Việt và tiếng Anh hoặc một tiếng nước ngoài thông dụng khác do các bên thỏa thuận. Bản tiếng Việt và tiếng Anh hoặc bản tiếng nước ngoài thông dụng khác có giá trị pháp lý ngang nhau.

Theo đó, ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng dầu khí và các tài liệu kèm theo hợp đồng là tiếng Việt và tiếng Anh hoặc một tiếng nước ngoài thông dụng khác do các bên thỏa thuận.

Như vậy, theo quy định thì trong hợp đồng dầu khí có thể sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh hoặc một tiếng nước ngoài thông dụng khác do các bên thỏa thuận.

Hợp đồng dầu khí có được sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh không?Hợp đồng dầu khí có được sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh không? (Hình từ Internet)

Thời hạn hợp đồng có là nội dung bắt buộc trong hợp đồng dầu khí hay không?

Căn cứ Điều 30 Luật Dầu khí 2022 quy định về nội dung chính của hợp đồng dầu khí như sau:

Nội dung chính của hợp đồng dầu khí
1. Nội dung chính của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí bao gồm:
a) Tư cách pháp lý, quyền lợi tham gia của nhà thầu ký kết hợp đồng;
b) Đối tượng của hợp đồng;
c) Giới hạn diện tích và tiến độ hoàn trả diện tích hợp đồng;
d) Hiệu lực của hợp đồng, thời hạn hợp đồng, các giai đoạn của hợp đồng, điều kiện gia hạn các giai đoạn và việc điều chỉnh, gia hạn thời hạn hợp đồng;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng, người điều hành;
e) Cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu theo giai đoạn của hợp đồng;
g) Nguyên tắc chia sản phẩm dầu khí và xác định chi phí thu hồi;
h) Nguyên tắc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí;
i) Quyền của nước chủ nhà đối với tài sản, công trình dầu khí sau khi thu hồi chi phí và sau khi chấm dứt hợp đồng;
k) Điều kiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng;
l) Quyền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được tham gia vào hợp đồng khi có phát hiện thương mại và được ưu tiên mua trước quyền lợi tham gia, quyền và nghĩa vụ mà nhà thầu chuyển nhượng trong hợp đồng khi có chuyển nhượng;
m) Cam kết về hoa hồng, đào tạo, quỹ nghiên cứu khoa học và ưu tiên sử dụng lao động, dịch vụ Việt Nam;
n) Trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn trong khi tiến hành hoạt động dầu khí; nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí;
o) Điều kiện chấm dứt hợp đồng, xử lý các vi phạm;
p) Phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng và luật áp dụng.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung chính của loại hợp đồng dầu khí khác phù hợp với đặc thù của mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí.
3. Chính phủ ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí.

Theo quy định trên thì hiệu lực của hợp đồng, thời hạn hợp đồng, các giai đoạn của hợp đồng, điều kiện gia hạn các giai đoạn và việc điều chỉnh, gia hạn thời hạn hợp đồng là một trong những nội dung chính của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí.

Như vậy, thời hạn hợp đồng là nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng dầu khí.

Thời hạn của hợp đồng dầu khí tối đa là bao lâu?

Theo đó, tại Điều 31 Luật Dầu khí 2022 quy định thời hạn của hợp đồng dầu khí như sau:

Thời hạn hợp đồng dầu khí
1. Thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 30 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 05 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với lô dầu khí trong danh mục các lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 35 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 10 năm.
3. Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm, thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm trên cơ sở chấp thuận của Bộ Công Thương, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Trong trường hợp đặc biệt vì lý do quốc phòng, an ninh, điều kiện địa chất dầu khí phức tạp, điều kiện thực địa triển khai hoạt động dầu khí có những khó khăn rất đặc thù hoặc cần bảo đảm thời gian khai thác khí hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc cho phép gia hạn thêm thời hạn hợp đồng dầu khí và thời gian gia hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí quy định tại khoản 3 Điều này trên cơ sở thẩm định của Bộ Công Thương.
...

Như vậy, theo quy định, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 30 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 05 năm.

Đối với lô dầu khí trong danh mục các lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 35 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 10 năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

356 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào