Hợp đồng bảo hiểm nhóm là gì? Hợp đồng bảo hiểm nhóm phải đảm bảo được những nội dung nào cho phù hợp?
Hợp đồng bảo hiểm nhóm là gì?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về hợp đồng bảo hiểm nhóm như sau:
Hợp đồng bảo hiểm nhóm
1. Hợp đồng bảo hiểm nhóm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để bảo hiểm cho những người được bảo hiểm thuộc nhóm tham gia bảo hiểm trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
2. Nhóm tham gia hợp đồng bảo hiểm phải là nhóm đã được hình thành không phải vì mục đích tham gia bảo hiểm.
3. Bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể thỏa thuận cùng đóng phí bảo hiểm.
...
Theo đó, hợp đồng bảo hiểm nhóm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để bảo hiểm cho những người được bảo hiểm thuộc nhóm tham gia bảo hiểm trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
Đối với hợp đồng bảo hiểm nhóm thì bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể thỏa thuận cùng đóng phí bảo hiểm. Nhóm tham gia hợp đồng bảo hiểm phải là nhóm đã được hình thành không phải vì mục đích tham gia bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm nhóm là gì? (Hình từ Internet)
Hợp đồng bảo hiểm nhóm phải đảm bảo được những nội dung nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nội dung hợp đồng bảo hiểm nhóm như sau:
Hợp đồng bảo hiểm nhóm
...
6. Ngoài những nội dung quy định tại Điều 17 của Luật này, hợp đồng bảo hiểm nhóm phải có các nội dung sau đây:
a) Điều kiện tham gia bảo hiểm đối với người được bảo hiểm;
b) Điều kiện, thủ tục chuyển đổi thành hợp đồng bảo hiểm cá nhân.
Dẫn chiếu Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nôi dung hợp đồng bảo hiểm như sau:
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;
d) Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
đ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
i) Phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
Theo đó, hợp đồng bảo hiểm nhóm phải đảm bảo thể hiện đầy đủ những nội dung như:
(1) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
(2) Đối tượng bảo hiểm;
(3) Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;
(4) Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
(5) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;
(6) Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;
(7) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
(8) Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
(9) Phương thức giải quyết tranh chấp.
(10) Điều kiện tham gia bảo hiểm đối với người được bảo hiểm;
(11) Điều kiện, thủ tục chuyển đổi thành hợp đồng bảo hiểm cá nhân.
Đối với hợp đồng bảo hiểm nhóm thì bên mua có được phép chỉ định người thụ hưởng bảo hiểm hay không?
Căn cứ Điều 41 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về chỉ định, thay đổi người thụ hưởng như sau:
Chỉ định, thay đổi người thụ hưởng
1. Bên mua bảo hiểm có quyền chỉ định người thụ hưởng, trừ hợp đồng bảo hiểm nhóm. Trường hợp bên mua bảo hiểm không đồng thời là người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm khi chỉ định người thụ hưởng; trường hợp người được bảo hiểm chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc chỉ định người thụ hưởng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
2. Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, những người được quyền chỉ định người thụ hưởng theo quy định của Luật này có thể xác định thứ tự hoặc tỷ lệ thụ hưởng của những người thụ hưởng. Trường hợp thứ tự hoặc tỷ lệ thụ hưởng không được xác định thì tất cả những người thụ hưởng được hưởng quyền lợi thụ hưởng theo tỷ lệ như nhau.
...
Theo quy định trên thì riêng đối với hợp đồng bảo hiểm nhóm thì bên mua không được quyền chỉ định người thụ hưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.