Họng xả thải là gì? Vị trí tại họng xả thải làm điểm thu mẫu nước thải được quy định như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là họng xả thải là gì? Vị trí tại họng xả thải làm điểm thu mẫu nước thải được quy định như thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.N đến từ Bình Dương.

Họng xả thải là gì?

Họng xả thải được giải thích tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 41/2020/TT-BCA thì họng xả thải là đoạn kênh (mương hoặc cống) cuối dòng thải được tính từ điểm thu gom tất cả các nguồn thải của cơ sở (với một số cơ sở là từ sau hệ thống xử lý nước thải) ra đến cửa xả ra nguồn tiếp nhận (nơi nước thải đổ vào nguồn tiếp nhận). Mọi điểm trên họng xả thải đều có vai trò là cửa xả ra môi trường.

họng xả thải

Họng xả thải là gì? Vị trí tại họng xả thải làm điểm thu mẫu nước thải được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Vị trí tại họng xả thải làm điểm thu mẫu nước thải được quy định như thế nào?

Vị trí tại họng xả thải làm điểm thu mẫu nước thải được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 41/2020/TT-BCA như sau:

Xác định điểm thu mẫu nước thải
1. Điểm thu mẫu nước thải được chọn tại họng xả thải (cửa xả ra môi trường). Chọn một vị trí tại họng xả thải làm điểm thu mẫu sao cho tại đó: dòng nước thải hòa trộn đều, độ đồng nhất cao, dễ tiếp cận, bảo đảm an toàn cho người và thiết bị lấy mẫu. Nếu vị trí dự kiến chọn làm điểm thu mẫu không bảo đảm an toàn thì phải loại bỏ và chọn vị trí khác sao cho bảo đảm an toàn.
2. Sau khi xác định được điểm thu mẫu, phải xác định tọa độ địa lý của điểm thu mẫu bằng thiết bị xác định tọa độ địa lý. Trường hợp không thể xác định được bằng thiết bị xác định tọa độ địa lý thì phải chọn vật chuẩn cố định chắc chắn để làm mốc mô tả vị trí điểm thu mẫu trong biên bản thu mẫu.
3. Trường hợp họng xả thải không có vị trí nào có dòng chảy rối thì tùy theo đặc điểm mặt cắt dòng thải mà chọn một trong hai cách lấy mẫu sau:
a) Chọn từ 3 đến 5 vị trí theo mặt cắt ngang dòng thải, không được sát bờ kênh thải. Thực hiện kỹ thuật lấy mẫu đơn dạng tổ hợp theo không gian bằng cách lấy mẫu tại 3 đến 5 vị trí đã chọn với lượng gần bằng nhau trong khoảng thời gian không quá 15 phút, trộn đều trong dụng cụ chứa trung gian (xô bằng nhựa có dung tích từ 10 lít đến 15 lít);
b) Tạo vách ngăn hình chữ V hoặc hình chữ nhật thu hẹp tiết diện dòng nước thải để tạo dòng chảy rối. Điểm lấy mẫu là vị trí ở phía sau phần thu hẹp, nơi có dòng chảy rối.

Như vậy, theo quy định trên thì vị trí tại họng xả thải làm điểm thu mẫu nước thải sao cho tại đó: dòng nước thải hòa trộn đều, độ đồng nhất cao, dễ tiếp cận, bảo đảm an toàn cho người và thiết bị lấy mẫu.

Nếu vị trí dự kiến tại họng xả thải chọn làm điểm thu mẫu không bảo đảm an toàn thì phải loại bỏ và chọn vị trí khác sao cho bảo đảm an toàn.

Trước khi tiến hành việc lấy mẫu nước thải thì có cần kiểm tra lại độ sạch của bình chứa mẫu không?

Trước khi tiến hành việc lấy mẫu nước thải thì có cần kiểm tra lại độ sạch của bình chứa mẫu không, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 41/2020/TT-BCA như sau:

Tiến hành lấy, bảo quản mẫu
1. Chuẩn bị cho việc lấy mẫu
a) Dọn sạch khu vực đã chọn làm điểm thu mẫu để loại bỏ các cặn, bùn, các lớp vi khuẩn ở trên thành cống thải, vật nổi trên mặt nước. Nếu dòng thải không có điều kiện chảy rối thì thực hiện như khoản 3 Điều 10. Khi có sự phân tầng ở dòng thải thì phải khuấy trộn đều dòng thải trước khi lấy mẫu;
b) Kiểm tra lại độ sạch của các bình chứa mẫu, dụng cụ lấy và chứa mẫu trung gian. Rà soát và chuẩn bị các dụng cụ và hóa chất để xử lý sơ bộ. Kiểm tra và chuẩn bị vật tư niêm phong. Chuẩn bị các trang thiết bị bảo hộ và các điều kiện cần thiết khác (có thể ghi và dán nhãn mẫu vào thời điểm này);
c) Lắp dụng cụ lấy mẫu (nối cán của cây lấy mẫu, buộc dây gàu), mặc bảo hộ lao động và các thiết bị bảo đảm an toàn khác.
2. Thao tác lấy mẫu
a) Việc lấy mẫu phải có mặt chủ nguồn thải hoặc người đại diện của cơ sở có nguồn thải. Trường hợp chủ nguồn thải hoặc người đại diện vắng mặt hoặc không hợp tác thì trưởng đoàn công tác có trách nhiệm lập biên bản về sự vắng mặt hoặc không hợp tác và phải có người chứng kiến việc lấy mẫu;
b) Trước khi lấy mẫu phải cho chủ nguồn thải hoặc người đại diện của cơ sở có nguồn thải hoặc người chứng kiến thấy dụng cụ lấy và chứa mẫu đảm bảo sạch, các dụng cụ và hóa chất đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu. Chụp ảnh hoặc quay phim về điểm thu mẫu và hoạt động thu mẫu;

Theo đó, trước khi tiến hành việc lấy mẫu nước thải thì cần phải kiểm tra lại độ sạch của các bình chứa mẫu, dụng cụ lấy và chứa mẫu trung gian.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,847 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào