Hội viên liên kết của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có được ứng cử vào Ban Chấp hành Hiệp hội không? Hội viên liên kết của Hiệp hội này có những quyền hạn nào?
Hội viên liên kết của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có được ứng cử vào Ban Chấp hành Hiệp hội không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 678/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về tiêu chuẩn hội viên, điều kiện gia nhập và thủ tục ra khỏi Hiệp hội như sau:
Tiêu chuẩn hội viên, điều kiện gia nhập và thủ tục ra khỏi Hiệp hội
1. Hội viên chính thức: Các tổ chức pháp nhân Việt Nam, các cá nhân có đủ tiêu chuẩn sau đây, tự nguyện và tán thành Điều lệ, có bản đăng ký gia nhập Hiệp hội đều được xem xét kết nạp làm hội viên chính thức của Hiệp hội:
a) Hội viên tổ chức: Gồm các Làng nghề (đã được chính thức công nhận); các doanh nghiệp, hợp tác xã, các Hiệp hội, hội có liên quan đến làng nghề được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập và phê duyệt Điều lệ, tán thành Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tự nguyện có đơn xin gia nhập thì được xem xét kết nạp làm hội viên;
b) Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam là doanh nhân, nghệ nhân, chuyên gia quản lý, nhà khoa học thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá có tâm huyết, tự nguyện xin gia nhập Hiệp hội thì được xem xét kết nạp làm hội viên.
2. Hội viên liên kết: Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của hiệp hội, tán thành Điều lệ hiệp hội, thì được Hiệp hội xem xét, công nhận là hội viên liên kết. Hội viên liên kết, được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức của hội, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của hội và không được bầu cử, ứng cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của Hiệp hội.
…
Theo quy định trên thì hội viên liên kết của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức của hội, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của hội và không được bầu cử, ứng cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của Hiệp hội.
Như vậy, thì hội viên liên kết của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam không được ứng cử vào Ban Chấp hành Hiệp hội.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên liên kết của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có những quyền hạn nào?
Căn cứ tại Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 678/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về quyền lợi của hội viên như sau:
Quyền lợi của hội viên
1. Được tham gia Đại hội, bầu cử đại biểu tham dự đại hội của Hiệp hội.
2. Được thảo luận, biểu quyết, chất vấn, phê bình mọi công việc của Hiệp hội; được kiến nghị, đề đạt ý kiến của mình với cơ quan Nhà nước thông qua Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
3. Được ứng cử, đề cử và bầu vào Ban Chấp hành Hiệp hội và các chức vụ khác của Hiệp hội.
4. Được tham gia các chương trình của Hiệp hội như:
a) Nhận thông tin, tài liệu, dự hội thảo, các lớp đào tạo, huấn luyện, trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tham gia, khảo sát ở trong và ngoài nước.
b) Tham gia các chương trình, dự án, dịch vụ công, đề tài nghiên cứu do Hiệp hội chủ trì.
5. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định tại Điều lệ này; Thực hiện các nghị quyết của Hiệp hội; Tuyên truyền phát triển hội viên mới.
6. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hiệp hội: đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng tổ chức Hiệp hội ngày càng vững mạnh.
7. Cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội.
8. Được Hiệp hội giúp đỡ, bảo trợ đối với các công trình nghiên cứu riêng, các sáng kiến phát minh trong nghề, bảo vệ quyền lợi chính sách trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo đúng pháp luật của Nhà nước.
9. Được quyền xin ra khỏi Hiệp hội theo các thủ tục của quy chế và điều lệ Hiệp hội.
10. Đóng lệ phí gia nhập Hiệp hội và hội phí đầy đủ theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên liên kết của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có những quyền hạn sau:
- Được tham gia Đại hội;
- Được thảo luận; chất vấn, phê bình mọi công việc của Hiệp hội; được kiến nghị, đề đạt ý kiến của mình với cơ quan Nhà nước thông qua Hiệp hội theo quy định của pháp luật;
- Được tham gia các chương trình của Hiệp hội
- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định tại Điều lệ này; Thực hiện các nghị quyết của Hiệp hội; Tuyên truyền phát triển hội viên mới.
- Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hiệp hội: đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng tổ chức Hiệp hội ngày càng vững mạnh.
- Cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội.
- Được Hiệp hội giúp đỡ, bảo trợ đối với các công trình nghiên cứu riêng, các sáng kiến phát minh trong nghề, bảo vệ quyền lợi chính sách trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo đúng pháp luật của Nhà nước.
- Được quyền xin ra khỏi Hiệp hội theo các thủ tục của quy chế và điều lệ Hiệp hội.
- Đóng lệ phí gia nhập Hiệp hội và hội phí đầy đủ theo quy định.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có những nguồn thu nào?
Căn cứ tại Điều 19 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 678/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về nguồn thu của Hiệp hội như sau:
Nguồn thu của Hiệp hội
1. Lệ phí gia nhập Hiệp hội.
2. Hội phí của hội viên đóng theo quy định.
3. Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Các khoản thu hợp pháp khác
Như vậy, theo quy định trên thì Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có những nguồn thu sau:
- Lệ phí gia nhập Hiệp hội.
- Hội phí của hội viên đóng theo quy định.
- Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu hợp pháp khác
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.