Hội viên Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam được quyền ra khỏi Hội không? Nếu được thì thủ tục được quy định thế nào?
Hội viên Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam được quyền ra khỏi Hội không?
Theo quy định tại Điều 10 Điều lệ Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 435/QĐ-BNV năm 2013 về quyền và lợi ích của hội viên như sau:
Quyền và lợi ích của hội viên
1. Hội viên có quyền được tham gia bầu cử và ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của Hội. Hội viên được tham gia ý kiến xây dựng Hội, xây dựng phương hướng kế hoạch hoạt động của Hội.
2. Được đề xuất, biểu quyết và giám sát mọi hoạt động của Hội.
3. Được tham gia sinh hoạt trong các tổ chức, đơn vị phòng chống HIV/AIDS thuộc Hội.
4. Hồ sơ của hội viên được lưu giữ và cập nhật hàng năm tại tổ chức mà hội viên trực tiếp tham gia sinh hoạt.
5. Được xin ra khỏi Hội khi xét thấy không đủ điều kiện tiếp tục tham gia.
6. Được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, được tham gia các hội nghị, hội thảo, được khuyến khích và tạo điều kiện để phát huy khả năng về mọi mặt liên quan đến nghề nghiệp.
7. Được Hội bảo trợ, tạo điều kiện tiến hành các hoạt động liên quan đến phòng chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
8. Được Hội bảo vệ những quyền lợi hợp pháp theo quy định của pháp luật.
9. Được thông tin về tình hình và các chương trình hoạt động, cũng như các vấn đề tài chính của Hội.
10. Được Hội khen thưởng nếu tham gia tích cực và hiệu quả vào các hoạt động của Hội.
11. Được hưởng các quyền lợi khác do Hội quy định.
12. Hội viên liên kết, hội viên danh dự và ba đối tượng (hội viên là cán bộ hưởng lương của Hội; hội viên không đóng hội phí trên 1/2 (một phần hai) năm; hội viên làm công việc liên quan đến cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tài chính của Hội) được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và không được bầu cử, ứng cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra.
Theo quy định trên, hội viên Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam được quyền xin ra khỏi Hội khi xét thấy không đủ điều kiện tiếp tục tham gia.
Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của hội viên Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam là gì?
Theo Điều 9 Điều lệ Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 435/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nhiệm vụ của hội viên như sau:
Nhiệm vụ của hội viên
1. Tôn trọng tôn chỉ, mục đích, chấp hành Điều lệ, các quy định, nghị quyết của Hội và pháp luật.
2. Đoàn kết, tương trợ với đồng nghiệp trong và ngoài Hội.
3. Không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ thuật đóng góp cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam.
4. Tham gia các hoạt động của Hội theo nghị quyết đã được Đại hội hoặc Ban Chấp hành ban hành.
5. Đóng hội phí và các khoản khác đầy đủ và đúng quy định.
6. Phổ biến, tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội trong nhân dân, phát triển hội viên và vận động nhân dân thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS.
7. Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch không xuất phát từ lợi ích Hội. Trong các quan hệ giao dịch khi nhân danh Hội phải báo Ban Thường vụ. Giữ gìn tình đoàn kết, tạo dựng sự đồng thuận vì mục tiêu chung của tổ chức, đơn vị mình đang tham gia hoạt động. Không được lợi dụng danh nghĩa Hội để mang lại lợi ích riêng cho cá nhân.
Theo đó, hội viên Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ phổ biến, tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội trong nhân dân, phát triển hội viên và vận động nhân dân thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS.
Thủ tục ra khỏi Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 12 Điều lệ Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 435/QĐ-BNV năm 2013 quy định về thủ tục chấm dứt quyền hội viên như sau:
Thủ tục chấm dứt quyền hội viên
1. Hội viên sinh hoạt trực tiếp trong từng tổ chức thuộc và trực thuộc Hội, tự nguyện xin rút khỏi Hội phải làm đơn hoặc báo cáo trong cuộc họp của tổ chức mình trực tiếp sinh hoạt và được 2/3 (hai phần ba) số hội viên của tổ chức đồng ý thì đưa ra khỏi danh sách hội viên. Quyền và nghĩa vụ của hội viên sẽ được chấm dứt ngay sau đó.
2. Hội viên bị xóa tên trong các trường hợp sau: Vi phạm pháp luật và Điều lệ Hội, không chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội, làm mất uy tín của Hội, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Như vậy, hội viên Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam sinh hoạt trực tiếp trong từng tổ chức thuộc và trực thuộc Hội, tự nguyện xin rút khỏi Hội phải làm đơn hoặc báo cáo trong cuộc họp của tổ chức mình trực tiếp sinh hoạt.
Khi được 2/3 (hai phần ba) số hội viên của tổ chức đồng ý thì đưa ra khỏi danh sách hội viên. Quyền và nghĩa vụ của hội viên sẽ được chấm dứt ngay sau đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.