Hội viên Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam có thể xin tạm dừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định không?
- Quyền của hội viên Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam là gì?
- Hội viên Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam có những nghĩa vụ nào?
- Thể thức gia nhập Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam của hội viên được quy định thế nào?
- Hội viên Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam có thể xin tạm dừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định không?
Quyền của hội viên Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam là gì?
Theo Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BNV năm 2012 quy định về quyền của hội viên như sau:
Quyền của hội viên
1. Được tham gia các hoạt động của Hiệp hội.
2. Được hưởng các lợi ích từ hoạt động của Hiệp hội.
3. Được tham gia bầu cử, ứng cử vào Ban Chấp hành Hiệp hội.
4. Được chất vấn, trao đổi công việc của Hiệp hội.
5. Được sử dụng hình ảnh và thông tin về Hiệp hội trên cơ sở cho phép của Hiệp hội để thực hiện công tác quảng bá và tuyên truyền cho tổ chức của mình.
6. Được giới thiệu hội viên mới.
7. Được quyền xin ra khỏi Hiệp hội.
8. Được cấp thẻ hội viên Hiệp hội.
Theo đó, hội viên Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam có những quyền được quy định tại Điều 11 nêu trên.
Hội viên Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam có thể xin tạm dừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định không? (Hình từ Internet)
Hội viên Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam có những nghĩa vụ nào?
Căn cứ Điều 12 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BNV năm 2012 quy định về nghĩa vụ của hội viên như sau:
Nghĩa vụ của hội viên
1. Chấp hành Điều lệ Hiệp hội.
2. Tích cực tham gia các hoạt động do Hiệp hội tổ chức.
3. Đóng hội phí đầy đủ, đúng hạn.
4. Tham gia đóng góp các nguồn lực khác theo yêu cầu của Hiệp hội.
Theo đó, hội viên Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 12 nêu trên.
Thể thức gia nhập Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam của hội viên được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BNV năm 2012 về thể thức gia nhập Hiệp hội như sau:
Thể thức gia nhập Hiệp hội
1. Các đơn vị, cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn trở thành hội viên của Hiệp hội gửi đơn xin gia nhập Hiệp hội đến Chủ tịch Hiệp hội.
2. Chủ tịch Hiệp hội xem xét và đề xuất với Ban Chấp hành Hiệp hội về việc kết nạp hội viên mới.
3. Cá nhân, tổ chức chỉ được kết nạp làm hội viên của Hiệp hội khi được 2/3 (hai phần ba) ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội đồng ý.
4. Quyết định kết nạp hội viên mới vào Hiệp hội sẽ được gửi đến tất cả hội viên trong Hiệp hội và được công bố trong kỳ họp gần nhất của Hiệp hội.
Theo quy định trên, các ơn vị, cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn trở thành hội viên của Hiệp hội gửi đơn xin gia nhập Hiệp hội đến Chủ tịch Hiệp hội.
Chủ tịch Hiệp hội xem xét và đề xuất với Ban Chấp hành Hiệp hội về việc kết nạp hội viên mới. Cá nhân, tổ chức chỉ được kết nạp làm hội viên của Hiệp hội khi được 2/3 (hai phần ba) ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội đồng ý.
Hội viên Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam có thể xin tạm dừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định không?
Theo Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BNV năm 2012 quy định về tạm dừng hoạt động của hội viên như sau:
Tạm dừng hoạt động của hội viên
1. Vì lý do riêng, hội viên Hiệp hội có thể xin tạm dừng hoạt động trong thời gian không quá một năm của một nhiệm kỳ Đại hội nhưng phải có đơn chính thức gửi tới Chủ tịch Hiệp hội nêu rõ lý do và thời hạn xin tạm dừng hoạt động.
2. Chủ tịch Hiệp hội phải báo cáo việc xin tạm dừng hoạt động của hội viên tại kỳ họp gần nhất của Ban Thường vụ Hiệp hội để Ban Thường vụ Hiệp hội xem xét. Nếu có trên 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội đồng ý thì Chủ tịch Hiệp hội ký quyết định tạm dừng hoạt động đối với hội viên có đơn xin tạm dừng hoạt động.
3. Quyết định tạm dừng hoạt động đối với hội viên của Hiệp hội phải được gửi đến tất cả hội viên trong Hiệp hội.
4. Trong thời gian tạm dừng hoạt động, hội viên không phải tham gia đóng góp các nguồn lực cho Hiệp hội. Tuy nhiên, trong quá trình tạm dừng hoạt động, hội viên này vẫn phải tuân thủ nộp phí đầy đủ và đúng hạn như các hội viên khác, trường hợp đặc biệt phải được sự chấp thuận của Ban Thường vụ Hiệp hội.
Như vậy, vì lý do riêng hội viên Hiệp hội có thể xin tạm dừng hoạt động trong thời gian không quá một năm của một nhiệm kỳ Đại hội.
Nhưng hội viên này phải có đơn chính thức gửi tới Chủ tịch Hiệp hội nêu rõ lý do và thời hạn xin tạm dừng hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.