Hội Thần kinh học Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Hội Thần kinh học Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì Hội Thần kinh học Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Hội Thần kinh học Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? Câu hỏi của anh Quang Long đến từ Đồng Nai.

Hội Thần kinh học Việt Nam có tư cách pháp nhân không?

Căn cứ tại Điều 3 Điều lệ Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thần kinh học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 537/QĐ-BNV năm 2010, có quy định về nguyên tắc, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý của Hội như sau:

Nguyên tắc, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý của Hội
1. Hội Thần kinh học Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện; tự quản; bình đẳng; công khai, minh bạch; dân chủ; tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và Điều lệ Hội.
2. Hội Thần kinh học Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các Bộ, ngành khác thuộc lĩnh vực Hội hoạt động. Hội là thành viên của Tổng hội Y học Việt Nam.
3. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì Hội Thần kinh học Việt Nam có tư cách pháp nhân theo đúng quy định của pháp luật.

Thần kinh học

Hội Thần kinh học Việt Nam (Hình từ Internet)

Hội Thần kinh học Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Điều lệ Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thần kinh học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 537/QĐ-BNV năm 2010, có quy định về tổ chức của Hội như sau:

Tổ chức của Hội
1. Tổ chức Hội Thần kinh học Việt Nam gồm:
a) Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể;
b) Ban Chấp hành;
c) Ban Thường vụ;
d) Ban Kiểm tra;
đ) Văn phòng Hội và các ban chuyên môn;
e) Các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội Thần kinh học Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật;
g) Các chi hội, phân hội cơ sở (được thành lập khi có từ năm hội viên trở lên; việc đặt tên là chi hội hay phân hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ của chi hội, phân hội).
2. Hội Thần kinh học các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập và phê duyệt điều lệ theo quy định của pháp luật, nếu tán thành Điều lệ của Hội Thần kinh học Việt Nam, tự nguyện làm đơn xin gia nhập thì được Ban Chấp hành Trung ương Hội Thần kinh học xem xét, kết nạp làm hội thành viên.

Như vậy, theo quy định trên thì Hội Thần kinh học Việt Nam có cơ cấu tổ chức như sau:

- Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể;

- Ban Chấp hành;

- Ban Thường vụ;

- Ban Kiểm tra;

- Văn phòng Hội và các ban chuyên môn;

- Các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội Thần kinh học Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Các chi hội, phân hội cơ sở (được thành lập khi có từ năm hội viên trở lên; việc đặt tên là chi hội hay phân hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ của chi hội, phân hội).

Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội Thần kinh học Việt Nam có các nhiệm vụ nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Điều lệ Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thần kinh học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 537/QĐ-BNV năm 2010, có quy định về đại hội đại biểu toàn quốc như sau:

Đại hội đại biểu toàn quốc
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Thần kinh học Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc (sau đây gọi chung là Đại hội), nhiệm kỳ bốn năm do Ban Chấp hành Trung ương Hội triệu tập. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội yêu cầu hoặc có ít nhất trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị. Thành phần, số lượng đại biểu dự Đại hội do Ban Chấp hành Trung ương Hội quy định.
2. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận, thông qua báo cáo tổng kết, đánh giá hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ đã qua, bàn phương hướng, kế hoạch hành động của nhiệm kỳ mới;
b) Thảo luận và phê duyệt quyết toán tài chính nhiệm kỳ cũ và kế hoạch tài chính nhiệm kỳ mới của Hội;
c) Thảo luận và thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ (nếu có);
d) Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra Trung ương Hội;
đ) Quyết định những vấn đề quan trọng về tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội;
e) Thảo luận và thông qua quyết định việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và đổi tên Hội (nếu có);
g) Thông qua nghị quyết Đại hội.
3. Nguyên tắc biểu quyết của Đại hội:
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;
b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được trên 1/2 (một phần hai) tổng số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.

Như vậy, theo quy định trên thì Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội Thần kinh học Việt Nam có các nhiệm vụ sau:

- Thảo luận, thông qua báo cáo tổng kết, đánh giá hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ đã qua, bàn phương hướng, kế hoạch hành động của nhiệm kỳ mới;

- Thảo luận và phê duyệt quyết toán tài chính nhiệm kỳ cũ và kế hoạch tài chính nhiệm kỳ mới của Hội;

- Thảo luận và thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ (nếu có);

- Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra Trung ương Hội;

- Quyết định những vấn đề quan trọng về tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội;

- Thảo luận và thông qua quyết định việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và đổi tên Hội (nếu có);

- Thông qua nghị quyết Đại hội.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

606 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào