Hối phiếu nhận nợ bao gồm những nội dung nào? Nếu thiếu một trong các nội dung quy định thì hối phiếu nhận nợ có còn giá trị hay không?
Hối phiếu nhận nợ được hiểu là gì? Hối phiếu nhận nợ bao gồm những nội dung nào?
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 thì hối phiếu nhận nợ được hiểu là giấy tờ có giá và giấy tờ có giá này sẽ do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định hối phiếu nhận nợ sẽ có những nội dung sau đây:
- Cụm từ “Hối phiếu nhận nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu nhận nợ;
- Cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;
- Thời hạn thanh toán;
- Địa điểm thanh toán;
- Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người phát hành chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu nhận nợ theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu cho người cầm giữ;
- Địa điểm và ngày ký phát hành;
- Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người phát hành.
Hối phiếu nhận nợ (Hình từ Internet)
Nếu thiếu một trong các nội dung quy định thì hối phiếu nhận nợ có còn giá trị hay không?
Tại khoản 2 Điều 53 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về nội dung của hối phiếu nhận nợ như sau:
Nội dung của hối phiếu nhận nợ
1. Hối phiếu nhận nợ có các nội dung sau đây:
a) Cụm từ “Hối phiếu nhận nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu nhận nợ;
b) Cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;
c) Thời hạn thanh toán;
d) Địa điểm thanh toán;
đ) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người phát hành chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu nhận nợ theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu cho người cầm giữ;
e) Địa điểm và ngày ký phát hành;
g) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người phát hành.
2. Hối phiếu nhận nợ không có giá trị nếu thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu nhận nợ thì địa điểm thanh toán là địa chỉ của người phát hành.
b) Trường hợp địa điểm phát hành không được ghi trên hối phiếu nhận nợ thì địa điểm phát hành là địa chỉ của người phát hành.
Theo đó, nếu hối phiếu nhận nợ thiếu một trong các nội dung đã quy định thì sẽ không có giá trị. Trừ một số trường hợp đặc biệt sau đây:
- Trường hợp địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu nhận nợ thì địa điểm thanh toán là địa chỉ của người phát hành.
- Trường hợp địa điểm phát hành không được ghi trên hối phiếu nhận nợ thì địa điểm phát hành là địa chỉ của người phát hành.
Hối phiếu nhận nợ bị mất thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về việc mất công cụ chuyển nhượng như sau:
- Khi công cụ chuyển nhượng bị mất, người thụ hưởng phải thông báo ngay bằng văn bản cho người bị ký phát, người ký phát hoặc người phát hành.
+ Người thụ hưởng phải thông báo rõ trường hợp bị mất công cụ chuyển nhượng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của việc thông báo.
+ Người thụ hưởng có thể thông báo về việc mất công cụ chuyển nhượng bằng điện thoại và các hình thức trực tiếp khác nếu các bên có thoả thuận.
+ Trường hợp người bị mất công cụ chuyển nhượng không phải là người thụ hưởng thì phải thông báo ngay cho người thụ hưởng.
- Trường hợp công cụ chuyển nhượng bị mất chưa đến hạn thanh toán, người thụ hưởng có quyền:
+ Yêu cầu người phát hành, người ký phát phát hành lại công cụ chuyển nhượng có cùng nội dung với công cụ chuyển nhượng bị mất để thay thế sau khi người thụ hưởng đã thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất và có văn bản cam kết sẽ trả thay cho người bị ký phát hoặc người phát hành nếu công cụ chuyển nhượng đã được thông báo bị mất lại được người thụ hưởng hợp pháp xuất trình để yêu cầu thanh toán.
- Khi đã nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người phát hành và người bị ký phát không được thanh toán công cụ chuyển nhượng đó. Việc kiểm tra, kiểm soát công cụ chuyển nhượng được thông báo bị mất thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trường hợp công cụ chuyển nhượng mất đã bị lợi dụng thanh toán trước khi người bị ký phát, người phát hành nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất thì người bị ký phát, người phát hành được miễn trách nhiệm nếu đã thực hiện đúng việc kiểm tra, kiểm soát của mình và thanh toán công cụ chuyển nhượng theo các quy định của Luật này.
- Người bị ký phát, người phát hành có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng nếu thanh toán công cụ chuyển nhượng sau khi đã nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất.
Theo đó, vì hối phiếu nhận nợ được xem là một trong những công cụ chuyển nhượng. Vì vậy, nếu như hối phiếu nhận nợ bị mất thì sẽ căn cứ theo quy định nêu trên để xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.