Hội Nhà văn Việt Nam có tư cách pháp nhân và tài khoản riêng không? Trụ sở của Hội Nhà văn Việt Nam được đặt tại đâu?
- Hội Nhà văn Việt Nam có tư cách pháp nhân và tài khoản riêng không? Trụ sở của Hội Nhà văn Việt Nam được đặt tại đâu?
- Hội Nhà văn Việt Nam có được kiến nghị với Nhà nước trong việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh không?
- Hội Nhà văn Việt Nam phải báo cáo tình hình hoạt động của Hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào thời gian nào?
Hội Nhà văn Việt Nam có tư cách pháp nhân và tài khoản riêng không? Trụ sở của Hội Nhà văn Việt Nam được đặt tại đâu?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Trụ sở của Hội: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hội Nhà văn Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Đồng thời, hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trụ sở của Hội Nhà văn Việt Nam đặt tại số 9 Nguyễn Đình Chiểu, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Hội Nhà văn Việt Nam có tư cách pháp nhân và tài khoản riêng không? Trụ sở của Hội Nhà văn Việt Nam được đặt tại đâu? (Hình từ Internet)
Hội Nhà văn Việt Nam có được kiến nghị với Nhà nước trong việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh không?
Căn cứ khoản 7 Điều 6 Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Quyền hạn của Hội
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội các chính sách, chương trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý, chỉ đạo các cơ quan trực thuộc Hội, Chi hội và hội viên theo quy định của Điều lệ Hội.
7. Kiến nghị với Nhà nước trong việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và các giải thưởng khác cho các nhà văn theo quy định của pháp luật.
8. Xét tặng giải thưởng hàng năm cho các tác phẩm văn học có chất lượng cao theo quy định của Hội và của pháp luật.
9. Khen thưởng và kỷ luật đối với tổ chức, cơ quan trực thuộc Hội, Chi hội, hội viên và cán bộ nhân viên thuộc Hội; khen thưởng tập thể, cá nhân là công dân Việt Nam đang sống ở trong nước và nước ngoài có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp phát triển văn học nước nhà theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
10. Quyết định những vấn đề về kế hoạch tài chính, tài sản của Hội theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
11. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.
Theo đó, Hội Nhà văn Việt Nam được kiến nghị với Nhà nước trong việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và các giải thưởng khác cho các nhà văn theo quy định của pháp luật.
Hội Nhà văn Việt Nam phải báo cáo tình hình hoạt động của Hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào thời gian nào?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 7 Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Nhiệm vụ của Hội
...
11. Thường xuyên phát triển hội viên.
12. Tổ chức tương trợ trong hoạt động và sinh hoạt của hội viên. Quan tâm đến đời sống các nhà văn cao tuổi, đau yếu, gặp khó khăn và có biện pháp giúp đỡ thích hợp.
13. Chú trọng, phát hiện và giúp đỡ các tài năng văn học trẻ và văn học các dân tộc thiểu số.
14. Hằng năm, Hội phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất vào ngày 01 tháng 12.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Như vậy, hằng năm Hội Nhà văn Việt Nam phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất vào ngày 01 tháng 12.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.