Hội Nhà văn Việt Nam là tổ chức gì? Hội Nhà văn Việt Nam có phải là tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận không?
Hội Nhà văn Việt Nam là tổ chức gì?
Căn cứ vào Điều 1 Điều lệ ban hành Hội Nhà văn Việt Nam kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 và Điều 3 Điều lệ ban hành Hội Nhà văn Việt Nam kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
- Hội Nhà văn Việt Nam (tên tiếng Anh là Viet Nam Writers’ Association, viết tắt là VWA). Hội Nhà văn Việt Nam có biểu tượng riêng và được đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật.
- Hội có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Trụ sở của Hội: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi, lĩnh vực hoạt động: (Điều 4 Điều lệ ban hành Hội Nhà văn Việt Nam kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021)
+ Hội hoạt động trong phạm vi cả nước, trong lĩnh vực văn học theo quy định của pháp luật.
+ Hội hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực văn học và các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
+ Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hội có quan hệ hoạt động về chuyên môn với các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành, các Hội văn học nghệ thuật địa phương và các cơ quan, đoàn thể ở Trung ương và địa phương.
Hội có quan hệ với các Hội Nhà văn, các tổ chức văn học và các nhà văn nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau đóng góp vào tình hữu nghị giữa các nền văn học trên thế giới.
Hội Nhà văn Việt Nam là tổ chức gì? (Hình từ Internet)
Hội Nhà văn Việt Nam có phải là tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận không?
Căn cứ vào Điều 2 Điều lệ ban hành Hội Nhà văn Việt Nam kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 và Điều 5 Điều lệ ban hành Hội Nhà văn Việt Nam kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
- Tôn chỉ, mục đích của Hội nhà văn Việt Nam như sau:
+ Hội Nhà văn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của công dân Việt Nam là các nhà văn, được thành lập nhằm mục đích tập hợp đoàn kết và động viên hội viên phát huy trí tuệ và tài năng để xây dựng nền văn học Việt Nam yêu nước, nhân văn, dân chủ, đổi mới, sáng tạo;
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; góp phần xây dựng nền văn học Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Hội tôn trọng phong cách riêng của mỗi nhà văn và khuyến khích đổi mới trong sáng tạo văn học, nhằm phục vụ Nhân dân, phục vụ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, vì hòa bình và hợp tác hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
- Nguyên tắc tổ chức, hoạt động:
+ Tự nguyện, tự quản.
+ Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
+ Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của hội viên.
+ Không vì mục đích lợi nhuận.
+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Như vậy, Hội nhà văn Việt Nam là tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
Hội Nhà văn Việt Nam là tổ chức kiến nghị với Nhà nước trong việc xét tặng các giải thưởng về văn học cho các nhà văn có đúng không?
Căn cứ vào Điều 6 Điều lệ ban hành Hội Nhà văn Việt Nam kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Quyền hạn của Hội
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội các chính sách, chương trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý, chỉ đạo các cơ quan trực thuộc Hội, Chi hội và hội viên theo quy định của Điều lệ Hội.
7. Kiến nghị với Nhà nước trong việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và các giải thưởng khác cho các nhà văn theo quy định của pháp luật.
8. Xét tặng giải thưởng hàng năm cho các tác phẩm văn học có chất lượng cao theo quy định của Hội và của pháp luật.
9. Khen thưởng và kỷ luật đối với tổ chức, cơ quan trực thuộc Hội, Chi hội, hội viên và cán bộ nhân viên thuộc Hội; khen thưởng tập thể, cá nhân là công dân Việt Nam đang sống ở trong nước và nước ngoài có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp phát triển văn học nước nhà theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
10. Quyết định những vấn đề về kế hoạch tài chính, tài sản của Hội theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
11. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.
Như vậy, Hội nhà văn Việt Nam là tổ chức kiến nghị với Nhà nước trong việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và các giải thưởng khác cho các nhà văn theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.