Hội đồng xét kỷ luật đối với học sinh trường giáo dưỡng có cơ cấu tổ chức như thế nào theo quy định hiện nay?

Cho hỏi Hội đồng xét kỷ luật đối với học sinh trường giáo dưỡng có cơ cấu tổ chức như thế nào? Giáo viên chủ nhiệm có thể chuyển trực tiếp tài liệu về kỷ luật học sinh cho Hội đồng xét kỷ luật hay không? Có cần kèm biên bản họp Hội đồng xét kỷ luật vào trong hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng hay không? Câu hỏi của chị Hà từ TP.HCM

Có thể chuyển trực tiếp tài liệu về kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng cho Hội đồng xét kỷ luật hay không?

Căn cứ Điều 21 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về trình tự, thủ tục xem xét kỷ luật đối với học sinh trường giáo dưỡng như sau:

Trình tự, thủ tục xem xét kỷ luật
1. Khi học sinh, trại viên vi phạm nội quy trường giáo dưỡng, nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo, cán bộ phát hiện vi phạm của học sinh, trại viên phải lập biên bản vi phạm nội quy, ghi lời khai, lập biên bản thu giữ tang vật (nếu có) và yêu cầu học sinh, trại viên viết tường trình, kiểm điểm.
Trường hợp học sinh, trại viên không biết chữ hoặc ốm đau, bệnh tật không thể tự viết được thì nhờ học sinh, trại viên khác viết hộ, sau khi nghe lại, đồng ý với nội dung đã viết thì ký tên hoặc điểm chỉ vào bản tường trình, kiểm điểm, có xác nhận của Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo.
Trường hợp học sinh, trại viên vi phạm không ký biên bản hoặc không viết tường trình, kiểm điểm thì Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo, cán bộ phát hiện vi phạm của học sinh, trại viên lập biên bản về việc học sinh, trại viên không ký biên bản hoặc không viết tường trình, kiểm điểm. Biên bản phải có chữ ký của ít nhất 02 học sinh, trại viên chứng kiến việc lập biên bản.
2. Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của học sinh, trại viên để đề xuất hình thức kỷ luật, tập hợp tài liệu chuyển cho Tổ nghiệp vụ có liên quan kiểm tra, hoàn thiện, báo cáo Tiểu ban xét kỷ luật học sinh, trại viên (đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu, cơ sở giáo dục bắt buộc có phân khu) hoặc chuyển cho Đội nghiệp vụ có liên quan để kiểm tra, hoàn thiện, báo cáo Hội đồng xét kỷ luật học sinh, trại viên quy định tại Điều 22 Thông tư này xem xét, quyết định.

Theo đó, Giáo viên chủ nhiệm cần phải chuyển tài liệu về kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng thông qua Đội nghiệp vụ có liên quan.

Đội nghiệp vụ có liên quan sau khi tiếp nhận tài liệu sẽ kiểm tra, hoàn thiện, báo cáo Hội đồng xét kỷ luật học sinh.

Hội đồng xét kỷ luật đối với học sinh trường giáo dưỡng có cơ cấu tổ chức như thế nào theo quy định hiện nay?

Hội đồng xét kỷ luật đối với học sinh trường giáo dưỡng có cơ cấu tổ chức như thế nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)

Có cần kèm biên bản họp Hội đồng xét kỷ luật vào trong hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh như sau;

Hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh, trại viên
1. Hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh, trại viên gồm:
a) Biên bản về việc học sinh, trại viên vi phạm nội quy;
b) Biên bản thu giữ tang vật (nếu có);
c) Bản tường trình, kiểm điểm của học sinh, trại viên vi phạm;
d) Biên bản ghi lời khai của học sinh, trại viên vi phạm;
đ) Biên bản về việc học sinh, trại viên vi phạm không ký biên bản hoặc không viết tường trình, kiểm điểm (nếu có);
e) Báo cáo tường trình của học sinh, trại viên chứng kiến sự việc vi phạm nội quy (nếu có);
g) Phiếu khám sức khỏe, biên bản kiểm tra dấu vết trên thân thể (nếu có);
h) Đề nghị kỷ luật học sinh, trại viên của Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo hoặc cán bộ phát hiện hành vi vi phạm;
i) Đề nghị kỷ luật học sinh, trại viên của Tiểu ban hoặc của Đội trưởng Đội nghiệp vụ có liên quan;
k) Biên bản họp Tiểu ban xét kỷ luật học sinh (nếu có);
l) Biên bản họp Hội đồng xét kỷ luật học sinh, trại viên.
...

Như vậy, trong hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng cần phải nộp kèm theo biên bản họp Hội đồng xét kỷ luật học sinh.

Hội đồng xét kỷ luật đối với học sinh trường giáo dưỡng có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 22 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về Hội đồng xét kỷ luật đối với học sinh trường giáo dưỡng như sau:

Hội đồng xét kỷ luật; Tiểu ban xét kỷ luật
1. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng thành lập Hội đồng xét kỷ luật, Tiểu ban xét kỷ luật học sinh. Thành phần Hội đồng, Tiểu ban thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.
...
3. Trường hợp học sinh, trại viên vi phạm nội quy tại thời điểm nghỉ lễ, Tết cần phải cách ly để đảm bảo an ninh, an toàn trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, tính mạng, sức khỏe của học sinh, trại viên mà không thể thành lập được Hội đồng xét kỷ luật theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có thể ủy quyền cho Phó Hiệu trưởng, Phó Giám đốc quyết định việc thành lập Hội đồng xét kỷ luật học sinh, trại viên. Thành phần Hội đồng do Phó Hiệu trưởng, Phó Giám đốc được ủy quyền quyết định nhưng phải bảo đảm có từ 05 thành viên trở lên, trong đó phải có đại diện các đội phụ trách công tác Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo, Giáo vụ, hồ sơ, Giáo dục, hồ sơ.
...

Dẫn chiếu khoản 1 Điều 11 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về Hội đồng xét, xếp loại thi đua như sau:

Hội đồng xét, xếp loại thi đua; Tiểu ban xét, đề nghị xếp loại thi đua
1. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng thành lập Hội đồng xét, xếp loại thi đua đối với học sinh, thành phần gồm: Hiệu trưởng trường giáo dưỡng làm Chủ tịch Hội đồng, Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác giáo vụ, hồ sơ làm Phó Chủ tịch Hội đồng, ủy viên là các Phó Hiệu trưởng, Trưởng phân hiệu và chỉ huy các đội nghiệp vụ do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.
Đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định thành lập tại mỗi phân hiệu một Tiểu ban xét, đề nghị xếp loại thi đua đối với học sinh, thành phần gồm: Trưởng phân hiệu làm Trưởng tiểu ban, ủy viên là đại diện các đội nghiệp vụ do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.
...

Theo đó, Hội đồng xét kỷ luật do hiệu trưởng trường giáo dưỡng thành lập có cơ cấu tổ chức gồm:

(1) Hiệu trưởng trường giáo dưỡng làm Chủ tịch Hội đồng,

(2) Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác giáo vụ, hồ sơ làm Phó Chủ tịch Hội đồng, ủy viên là các Phó Hiệu trưởng,

(3) Trưởng phân hiệu và chỉ huy các đội nghiệp vụ (do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định).

Hội đồng xét kỷ luật phải đảm bảo có từ 05 thành viên trở lên, trong đó phải có đại diện các đội phụ trách công tác Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo, Giáo vụ, hồ sơ, Giáo dục, hồ sơ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

848 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào