Hội đồng tự đánh giá của trường mầm non bao gồm những thành phần nào? Nhiệm vụ của Hội đồng tự đánh giá của trường mầm non bao gồm những nhiệm vụ gì?

Để nâng mức chất lượng của trường mầm non thì trường phải thực hiện bước tự đánh giá trước. Vậy quy trình tự đánh giá mà nhà trường phải thực hiện như thế nào? Hội đồng tự đánh giá của nhà trường bao gồm những thành phần nào? - Câu hỏi của anh Hùng (Sóc Trăng)

Trường mầm non phải thực hiện quy trình tự đánh giá như thế nào?

Căn cứ Điều 23 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT quy định về quy trình tự đánh giá như sau:

Quy trình tự đánh giá
Quy trình tự đánh giá của trường mầm non gồm các bước sau:
1. Thành lập hội đồng tự đánh giá.
2. Lập kế hoạch tự đánh giá.
3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
4. Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí.
5. Viết báo cáo tự đánh giá.
6. Công bố báo cáo tự đánh giá.
7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

Theo đó, quy trình tự đánh giá của trường mầm non phải thực hiện theo trình tự nêu trên.

Hội đồng tự đánh giá của trường mầm non bao gồm những thành phần nào? Nhiệm vụ của Hội đồng tự đánh giá của trường mầm non bao gồm những nhiệm vụ gì?

Hội đồng tự đánh giá của trường mầm non bao gồm những thành phần nào? Nhiệm vụ của Hội đồng tự đánh giá của trường mầm non bao gồm những nhiệm vụ gì?

Hội đồng tự đánh giá của trường mầm non bao gồm những thành phần nào?

Căn cứ Điều 24 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT quy định về hội đồng tự đánh giá như sau:

Hội đồng tự đánh giá
1. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá. Hội đồng có ít nhất 07 (bảy) thành viên.
2. Thành phần của hội đồng tự đánh giá:
a) Chủ tịch hội đồng là hiệu trưởng;
b) Phó chủ tịch hội đồng là phó hiệu trưởng;
c) Thư ký hội đồng là tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ văn phòng hoặc giáo viên có năng lực của nhà trường;
d) Các ủy viên hội đồng: Đại diện Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục); tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng; đại diện cấp ủy đảng và các tổ chức đoàn thể; đại diện giáo viên.

Như vậy, Hội đồng đánh giá của trường mầm non phải có ít nhất 07 thành viên và phải bao gồm các thành phần như sau:

- Chủ tịch hội đồng là hiệu trưởng;

- Phó chủ tịch hội đồng là phó hiệu trưởng;

- Thư ký hội đồng là tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ văn phòng hoặc giáo viên có năng lực của nhà trường;

- Các ủy viên hội đồng: Đại diện Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục); tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng; đại diện cấp ủy đảng và các tổ chức đoàn thể; đại diện giáo viên.

Nhiệm vụ của Hội đồng tự đánh giá của trường mầm non bao gồm những nhiệm vụ gì?

Căn cứ Điều 25 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của Hội đồng tự đánh giá như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tự đánh giá
1. Nhiệm vụ của hội đồng
a) Chủ tịch hội đồng điều hành các hoạt động của hội đồng, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác để triển khai hoạt động tự đánh giá; chỉ đạo quá trình thu thập, xử lý, phân tích minh chứng; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá;
b) Phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân công, điều hành hội đồng khi được chủ tịch hội đồng ủy quyền;
c) Thư ký hội đồng, các ủy viên hội đồng thực hiện công việc do chủ tịch hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao.
2. Quyền hạn của hội đồng
a) Tổ chức triển khai hoạt động tự đánh giá và tư vấn cho hiệu trưởng các biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;
b) Lập kế hoạch tự đánh giá; thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng; viết báo cáo tự đánh giá; bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá khi cơ quan quản lý trực tiếp yêu cầu; công bố báo cáo tự đánh giá; lưu trữ cơ sở dữ liệu về tự đánh giá của nhà trường;
c) Được đề nghị hiệu trưởng thuê chuyên gia tư vấn để giúp hội đồng triển khai tự đánh giá. Chuyên gia tư vấn phải có hiểu biết sâu về đánh giá chất lượng và các kỹ thuật tự đánh giá.

Từ quy định trên thì nhiệm vụ của Hội đồng tự đánh giá bao gồm:

- Chủ tịch hội đồng điều hành các hoạt động của hội đồng, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác để triển khai hoạt động tự đánh giá; chỉ đạo quá trình thu thập, xử lý, phân tích minh chứng; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá;

- Phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân công, điều hành hội đồng khi được chủ tịch hội đồng ủy quyền;

- Thư ký hội đồng, các ủy viên hội đồng thực hiện công việc do chủ tịch hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,464 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào