Hội đồng tiêu hủy tiền in hỏng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Nhân viên tham gia công tác tiêu hủy tiền in hỏng có trách nhiệm như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì hội đồng tiêu hủy tiền in hỏng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Nhân viên tham gia công tác tiêu hủy tiền in hỏng có trách nhiệm như thế nào? Câu hỏi của chị Bảo Ngọc đến từ Vũng Tàu.

Hội đồng tiêu hủy tiền in hỏng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 02/2014/TT-NHNN, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tiêu hủy như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tiêu hủy
1. Tổ chức thực hiện các công đoạn: giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy của quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.
2. Phát hiện tồn tại, thiếu sót trong quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng; tiếp nhận đề nghị giải quyết vướng mắc trong quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của các đơn vị liên quan, tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước biện pháp xử lý.
3. Tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất hình thức khen thưởng trong công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.
4. Đề nghị các đơn vị liên quan có hình thức xử lý phù hợp đối với cá nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này.
5. Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.
6. Bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan trong quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.

Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng tiêu hủy tiền in hỏng có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Tổ chức thực hiện các công đoạn: giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy của quá trình tiêu hủy tiền in hỏng;

- Phát hiện tồn tại, thiếu sót trong quá trình tiêu hủy tiền in hỏng; tiếp nhận đề nghị giải quyết vướng mắc trong quá trình tiêu hủy tiền in hỏng của các đơn vị liên quan, tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước biện pháp xử lý;

- Tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất hình thức khen thưởng trong công tác tiêu hủy tiền in hỏng;

- Tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất hình thức khen thưởng trong công tác tiêu hủy tiền in hỏng;

- Đề nghị các đơn vị liên quan có hình thức xử lý phù hợp đối với cá nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này.

- Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả công tác tiêu hủy tiền in hỏng.

- Bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan trong quá trình tiêu hủy tiền in hỏng

Tiền in hỏnh

Hội đồng tiêu hủy tiền in hỏng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)

Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy tiền in hỏng có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 02/2014/TT-NHNN, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy
1. Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tiêu hủy theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên thuộc Bộ máy Hội đồng tiêu hủy quy định tại Điều 7 Thông tư này.
3. Cử cán bộ quản lý chìa khóa “Kho tiêu hủy” và “Kho phế liệu tiêu hủy” theo quy định hiện hành về chế độ quản lý kho của cơ sở in, đúc tiền.
4. Trang cấp phương tiện làm việc, bảo hộ lao động và vật dụng cần thiết khác phục vụ công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.
5. Đề nghị cơ sở in, đúc tiền có biện pháp xử lý đối với các cá nhân liên quan đến số tiền in, đúc hỏng thừa, thiếu phát hiện trong quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng giám sát kết quả xử lý.

Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy tiền in có quyền hạn và nhiệm vụ như sau:

- Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tiêu hủy theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên thuộc Bộ máy Hội đồng tiêu hủy quy định tại Điều 7 Thông tư này.

- Cử cán bộ quản lý chìa khóa “Kho tiêu hủy” và “Kho phế liệu tiêu hủy” theo quy định hiện hành về chế độ quản lý kho của cơ sở in tiền.

- Trang cấp phương tiện làm việc, bảo hộ lao động và vật dụng cần thiết khác phục vụ công tác tiêu hủy tiền in hỏng.

- Đề nghị cơ sở in có biện pháp xử lý đối với các cá nhân liên quan đến số tiền in hỏng thừa, thiếu phát hiện trong quá trình tiêu hủy tiền in hỏng và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng giám sát kết quả xử lý.

Nhân viên tham gia công tác tiêu hủy tiền in hỏng có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ tại Điều 22 Thông tư 02/2014/TT-NHNN, có quy định về trách nhiệm của cán bộ, nhân viên tham gia công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng như sau:

Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên tham gia công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
Cán bộ, nhân viên tham gia công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng phải mặc trang phục do Hội đồng tiêu hủy quy định; không mang túi xách, ví tiền, đồ dùng cá nhân vào kho tiêu hủy, các phòng giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy. Trong giờ nghỉ giải lao, nghỉ trưa, tất cả cán bộ, nhân viên phải ra khỏi phòng làm việc, Tổ trưởng phụ trách phòng làm việc khóa cửa, thành viên Hội đồng giám sát niêm phong cửa.

Như vậy, theo quy định trên thì Nhân viên tham gia công tác tiêu hủy tiền in hỏng có trách nhiệm là phải mặc trang phục do Hội đồng tiêu hủy quy định; không mang túi xách, ví tiền, đồ dùng cá nhân vào kho tiêu hủy, các phòng giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy, trong giờ nghỉ giải lao, nghỉ trưa, tất cả cán bộ, nhân viên phải ra khỏi phòng làm việc, Tổ trưởng phụ trách phòng làm việc khóa cửa, thành viên Hội đồng giám sát niêm phong cửa.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

577 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào