Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện tổ chức cuộc họp định kỳ bao lâu 1 lần? Do ai đứng ra triệu tập cuộc họp?

Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện yêu cầu có bao nhiêu thành viên? Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện tổ chức cuộc họp định kỳ bao lâu 1 lần? Do ai đứng ra triệu tập cuộc họp? Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện phân công công việc cho những ai? Anh Gia (Đồng Nai) đặt câu hỏi.

Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện theo quy định yêu cầu có bao nhiêu thành viên?

Tại Điều 10 Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện như sau:

Tổ chức của Hội đồng
1. Hội đồng phải được thành lập ở tất cả bệnh viện, do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập; hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Tùy theo hạng bệnh viện, Hội đồng có ít nhất 5 thành viên trở lên, bao gồm các thành phần sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên môn;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường trực là trưởng khoa Dược bệnh viện;
c) Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa Dược hoặc cả hai thành viên này;
d) Ủy viên gồm:
- Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa vi sinh và điều dưỡng trưởng bệnh viện;
- Các bệnh viện hạng II trở lên có thêm ủy viên dược lý hoặc dược sĩ dược lâm sàng;
- Trưởng phòng Tài chính - Kế toán.

Theo đó, còn tùy theo hạng bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện có ít nhất 5 thành viên trở lên, bao gồm các thành phần sau đây:

- Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên môn;

- Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường trực là trưởng khoa Dược bệnh viện;

- Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa Dược hoặc cả hai thành viên này;

- Ủy viên:

+ Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa vi sinh và điều dưỡng trưởng bệnh viện;

+ Các bệnh viện hạng II trở lên có thêm ủy viên dược lý hoặc dược sĩ dược lâm sàng;

+ Trưởng phòng Tài chính - Kế toán.

Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện

Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện (Hình từ Internet)

Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện tổ chức cuộc họp định kỳ bao lâu 1 lần? Do ai đứng ra triệu tập cuộc họp?

Về hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện, căn cứ theo Điều 11 Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định thì:

Hoạt động của Hội đồng
1. Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập. Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp định kỳ của Hội đồng.
2. Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp định kỳ trong 1 năm.
3. Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng. Tài liệu phải được gửi trước cho các ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp.
4. Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
5. Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập.

Ngoài ra, Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp định kỳ của Hội đồng.

Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện phân công công việc cho những ai?

Theo Điều 12 Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên và thành lập các tiểu ban:

Phân công nhiệm vụ cho các thành viên và thành lập các tiểu ban
Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Tùy vào quy mô của Hội đồng, Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập một trong các nhóm (tổ) hoặc tiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tiểu ban:
1. Tiểu ban xây dựng danh mục thuốc và giám sát sử dụng thuốc trong bệnh viện;
2. Tiểu ban giám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp;
3. Tiểu ban xây dựng hướng dẫn điều trị;
4. Tiểu ban giám sát ADR và sai sót trong điều trị;
5. Tiểu ban giám sát thông tin thuốc.

Như vậy, Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Tùy vào quy mô của Hội đồng, Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập một trong các nhóm (tổ) hoặc tiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tiểu ban.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,427 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào