Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do ai thành lập? Hội đồng thẩm định có ít nhất mấy thành viên?
Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do ai thành lập?
Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Thành lập Hội đồng thẩm định
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị thẩm định do Cơ quan chủ trì gửi đến theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Thông tư này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập Hội đồng thẩm định để giúp Bộ trưởng trong việc thẩm định hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được.
...
Theo quy định trên, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thành lập Hội đồng thẩm định để giúp Bộ trưởng trong việc thẩm định hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Cơ quan chủ trì gửi đến.
Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (Hình từ Internet)
Số lượng thành viên, thành phần và cơ cấu của Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia như thế nào?
Số lượng thành viên, thành phần và cơ cấu của Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
- Số lượng thành viên Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là số lẻ và có từ 07 (bảy) đến 11 thành viên;
- Thành phần tham gia Hội đồng có đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm nghề đó bao gồm:
+ Công đoàn ngành hoặc nghiệp đoàn nghề;
+ Hội nghề nghiệp; một số doanh nghiệp.
Trong đó đại diện cho doanh nghiệp phải chiếm ít nhất là 1/3 (một phần ba) thành phần tham gia Hội đồng. Những người đại diện cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp phải là những chuyên gia trong nghề nhưng không tham gia vào thành phần của tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề hoặc tham gia liên kết, hợp tác trong việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề đó và được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó giới thiệu cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn;
- Cơ cấu của Hội đồng gồm có: chủ tịch; thư ký và các thành viên khác. Trong đó Thư ký Hội đồng là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng là người có uy tín, kinh nghiệm và năng lực trong việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Hội đồng bầu chọn trong số thành viên Hội đồng.
Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia làm việc theo nguyên tắc gì?
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Thành lập Hội đồng thẩm định
...
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định:
a) Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng; các phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng tham dự và có mời đại diện của Cơ quan chủ trì và tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề tham dự;
b) Các phiên họp của Hội đồng phải được ghi biên bản do Thư ký Hội đồng ghi, biên bản họp Hội đồng phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và của Thư ký Hội đồng;
c) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, từng thành viên Hội đồng phải chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản về nội dung của các tài liệu có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được và phát biểu tại phiên họp của Hội đồng để các thành viên Hội đồng tham dự phiên họp phát biểu thảo luận, phân tích, đánh giá công khai; đại diện của Cơ quan chủ trì và tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề được mời tham dự phiên họp có trách nhiệm giải trình ý kiến của thành viên Hội đồng nếu được yêu cầu; Chủ tịch Hội đồng tổng hợp và kết luận theo ý kiến của đa số thành viên Hội đồng tham dự phiên họp.
d) Hội đồng thực hiện đánh giá chất lượng bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được thông qua việc bỏ phiếu kín của các thành viên Hội đồng. Phiếu đánh giá chất lượng bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo mẫu tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng; các phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng tham dự và có mời đại diện của Cơ quan chủ trì và tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề tham dự.
Các phiên họp của Hội đồng phải được ghi biên bản do Thư ký Hội đồng ghi, biên bản họp Hội đồng phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và của Thư ký Hội đồng;
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, từng thành viên Hội đồng phải chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản về nội dung của các tài liệu có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được và phát biểu tại phiên họp của Hội đồng để các thành viên Hội đồng tham dự phiên họp phát biểu thảo luận, phân tích, đánh giá công khai;
Đại diện của Cơ quan chủ trì và tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề được mời tham dự phiên họp có trách nhiệm giải trình ý kiến của thành viên Hội đồng nếu được yêu cầu;
Chủ tịch Hội đồng tổng hợp và kết luận theo ý kiến của đa số thành viên Hội đồng tham dự phiên họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.