Hội đồng quân nhân thực hiện dân chủ về chính trị như thế nào? Để thực hiện dân chủ về chính trị cơ quan chính trị hướng dẫn Hội đồng quân nhân như thế nào?

Cho tôi hỏi, Hội đồng quân nhân thực hiện dân chủ về chính trị như thế nào? Để thực hiện dân chủ về chính trị cơ quan chính trị hướng dẫn Hội đồng quân nhân như thế nào? Việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, kiến nghị khi Hội đồng quân nhân thực hiện dân chủ về chính trị như thế nào? Câu hỏi của anh Minh Quang ở Tp. Đà Nẵng.

Hội đồng quân nhân thực hiện dân chủ về chính trị như thế nào?

Hội đồng quân nhân là tổ chức đại diện cho quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng. Hội đồng quân nhân được thành lập ở cơ quan, đơn vị và do đại hội quân nhân bầu ra để thực hiện phát huy dân chủ về quân sự - chuyên môn, chính trị, kinh tế - đời sống ở cơ quan, đơn vị theo Điều 3 Thông tư 165/2018/TT-BQP quy định.

Căn cứ Điều 12 Thông tư 165/2018/TT-BQP quy định về thực hiện dân chủ về chính trị như sau:

Thực hiện dân chủ về chính trị
Quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng được:
1. Phổ biến, quán triệt và chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy đảng; các kế hoạch xây dựng tổ chức đảng, chỉ huy và các tổ chức quần chúng của cơ quan, đơn vị.
2. Tham gia góp ý vào các chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng chi bộ, đảng bộ; góp ý và tham gia giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống.
3. Tham gia bình xét khen thưởng, kỷ luật.
4. Thực hiện phản biện xã hội những văn bản dự thảo có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội đồng quân nhân và quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng.
5. Được đề đạt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cá nhân; được tôn trọng và thực hiện các quyền công dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng được:

- Phổ biến, quán triệt và chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy đảng; các kế hoạch xây dựng tổ chức đảng, chỉ huy và các tổ chức quần chúng của cơ quan, đơn vị.

- Tham gia góp ý vào các chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng chi bộ, đảng bộ; góp ý và tham gia giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống.

- Tham gia bình xét khen thưởng, kỷ luật.

- Thực hiện phản biện xã hội những văn bản dự thảo có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội đồng quân nhân và quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng.

- Được đề đạt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cá nhân; được tôn trọng và thực hiện các quyền công dân theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện dân chủ về chính trị, cơ quan chính trị hướng dẫn Hội đồng quân nhân như thế nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 14 Thông tư 165/2018/TT-BQP quy định về biện pháp chung để thực hiện các nội dung dân chủ như sau:

Biện pháp chung để thực hiện các nội dung dân chủ
1. Hội đồng quân nhân phối hợp với các tổ chức quần chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; các cuộc vận động do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phát động; nhiệm vụ chính trị, điều lệnh, điều lệ của Quân đội; nghị quyết của cấp ủy và kế hoạch, chỉ thị, mệnh lệnh, chế độ, quy định của người chỉ huy; phát huy dân chủ, thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.
2. Cấp ủy, chi bộ lãnh đạo thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở; cán bộ chủ trì các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng về công khai, đối thoại, tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; chỉ đạo Hội đồng quân nhân tham gia các hoạt động giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng tổ chức Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị.
3. Bí thư cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng quân nhân triệu tập hội nghị tập thể quân nhân dân chủ thảo luận góp ý, bàn biện pháp tổ chức thực hiện về quân sự - chuyên môn, chính trị và kinh tế - đời sống.
4. Cơ quan chính trị hướng dẫn Hội đồng quân nhân phối hợp với các tổ chức quần chúng thực hiện hoạt động tuyên truyền, vận động, góp ý, giám sát, phản biện những vấn đề trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
5. Thực hiện nghiêm chế độ sinh hoạt đối thoại, hòm thư góp ý và công khai số điện thoại của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị để tiếp nhận thông tin phản ánh của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng.

Theo đó, cơ quan chính trị hướng dẫn Hội đồng quân nhân phối hợp với các tổ chức quần chúng thực hiện hoạt động tuyên truyền, vận động, góp ý, giám sát, phản biện những vấn đề trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, kiến nghị khi Hội đồng quân nhân thực hiện dân chủ về chính trị như thế nào?

Căn cứ Điều 15 Thông tư 165/2018/TT-BQP quy định về tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng như sau:

Tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng
1. Quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng tham gia góp ý, kiến nghị, phản ánh tại hội nghị tập thể quân nhân hoặc bằng văn bản, thư tín, điện thoại gửi đến Hội đồng quân nhân và chỉ huy đơn vị.
2. Các cơ quan, đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương trở lên lập hòm thư góp ý, đặt ở nơi thuận tiện và công khai (hoặc hòm thư điện tử) để mọi người phản ánh với cấp ủy, cán bộ chủ trì ở cơ quan, đơn vị và cấp trên những biểu hiện vi phạm dân chủ, những vấn đề cần góp ý, kiến nghị, phản ánh. Hòm thư góp ý do Hội đồng quân nhân quản lý.
3. Hằng tuần Hội đồng quân nhân phối hợp với ban chấp hành các tổ chức quần chúng cùng cấp tổng hợp ý kiến, kiến nghị, phản ánh về thực hiện dân chủ trong cơ quan, đơn vị, quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp, chính đáng của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng để báo cáo với bí thư cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc (15 ngày làm việc đối với những việc có nội dung phức tạp), bí thư cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trả lời hoặc thông báo bằng văn bản (với những vấn đề thuộc thẩm quyền cấp trên) kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của tập thể quân nhân.

Như vậy, việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng khi Hội đồng quân nhân thực hiện dân chủ về chính trị thực hiện theo quy định trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

9,560 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào