Hội đồng quản lý Quỹ Tình thương Việt có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ là gì?
Hội đồng quản lý Quỹ Tình thương Việt có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Theo khoản 1 Điều 9 Điều lệ Quỹ Tình thương Việt ban hành kèm theo Quyết định 1916/QĐ-BNV năm 2011 quy định về Hội đồng quản lý Quỹ như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ có 03 (ba) thành viên gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên là các sáng lập viên thành lập Quỹ. Việc thay đổi thành viên, xem xét bổ sung thêm thành viên Hội đồng quản lý Quỹ do sáng lập viên thành lập Quỹ xem xét, quyết định trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật. Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ không quá 5 năm, trừ trường hợp người đó từ chức, không đủ tư cách hoặc bị bãi nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ.
...
Theo quy định trên, Hội đồng quản lý Quỹ Tình thương Việt có nhiệm kỳ không quá 5 năm.
Và nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ không quá 5 năm, trừ trường hợp người đó từ chức, không đủ tư cách hoặc bị bãi nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ.
Hội đồng quản lý Quỹ Tình thương Việt có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ là gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ Tình thương Việt là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Điều lệ Quỹ Tình thương Việt ban hành kèm theo Quyết định 1916/QĐ-BNV năm 2011 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Bầu Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng của Quỹ;
c) Quyết định tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động của Quỹ;
d) Quyết định phương hướng, kế hoạch hoạt động của Quỹ;
đ) Ban hành các quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu của Quỹ;
e) Giám sát, kiểm tra các hoạt động của Quỹ;
g) Phê duyệt định mức chi tiêu cho công tác quản lý Quỹ, kế hoạch tài chính, báo cáo quyết toán tài chính của Quỹ;
h) Đề xuất sửa đổi, bổ sung về giấy phép hoạt động và Điều lệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
i) Quyết định những vấn đề khác theo Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Hội đồng quản lý Quỹ Tình thương Việt có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều 9 nêu trên.
Trong đó có quyền bầu Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ. Và quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng của Quỹ.
Hội đồng quản lý Quỹ cũng có quyền phê duyệt định mức chi tiêu cho công tác quản lý Quỹ, kế hoạch tài chính, báo cáo quyết toán tài chính của Quỹ.
Và đề xuất sửa đổi, bổ sung về giấy phép hoạt động và Điều lệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hội đồng quản lý Quỹ Tình thương Việt hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Điều lệ Quỹ Tình thương Việt ban hành kèm theo Quyết định 1916/QĐ-BNV năm 2011 về nguyên tắc hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
...
3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Hội đồng quản lý Quỹ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Quỹ và có quyền quyết định tất cả vấn đề liên quan đến Quỹ;
b) Hội đồng quản lý Quỹ họp định kỳ 06 (sáu) tháng một lần;
c) Hội đồng quản lý Quỹ hoạt động trên nguyên tắc dân chủ, gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ cá nhân và làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng phù hợp với các quy định về nguyên tắc điều hành quản lý Quỹ quy định tại Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật.
Như vậy, Hội đồng quản lý Quỹ Tình thương Việt hoạt động dựa trên những nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 9 nêu trên.
Trong đó nguyên tắc Hội đồng quản lý Quỹ hoạt động trên nguyên tắc dân chủ, gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ cá nhân và làm việc theo chế độ tập thể,
Và Hội đòng quản lý Quỹ quyết định theo đa số những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng phù hợp với các quy định về nguyên tắc điều hành quản lý Quỹ quy định tại Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.