Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chức năng, quyền hạn gì?
Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Thông tư 39/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 03/2016/TT-BNV và được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Dẫn chiếu theo Điều 7, Điều 8 Thông tư 03/2016/TT-BNV quy định như sau:
Điều 7. Vị trí và chức năng
1. Hội đồng quản lý là đại diện của Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Hội đồng quản lý quyết định về chủ trương, phương hướng, kế hoạch hoạt động, tài chính và công tác nhân sự; kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Quyết định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Quyết định chủ trương về xây dựng tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động; tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, huy động các nguồn lực cần thiết để phát triển hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Quyết định về định hướng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển khoa học công nghệ của đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và chế độ chính sách đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong trường hợp Nghị định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực có quy định phân cấp cho Hội đồng quản lý được quyền thuê người giữ các chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu (theo đề nghị của người đứng đầu) đơn vị sự nghiệp công lập thì Bộ quản lý ngành, lĩnh vực sự nghiệp hướng dẫn cụ thể nội dung này.
7. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
8. Định kỳ hoặc đột xuất yêu cầu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
9. Thông qua việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị cấu thành của đơn vị sự nghiệp công lập; đề án xác định vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
10. Thông qua kế hoạch tài chính, mức phí của các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, căn cứ trên đây quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập gồm những nội dung gì?
Theo Điều 4 Thông tư 39/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Quy chế hoạt động
1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được thành lập, Hội đồng quản lý có trách nhiệm hoàn thiện Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trình cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý phê duyệt.
Thời gian xem xét phê duyệt của cấp có thẩm quyền tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
2. Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Những quy định chung;
b) Nguyên tắc làm việc;
c) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý; quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý;
d) Kinh phí hoạt động và thù lao của Hội đồng quản lý;
đ) Cơ chế hoạt động;
e) Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
g) Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với cơ quan quản lý cấp trên;
h) Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý và cấp ủy đơn vị sự nghiệp công lập;
i) Chế độ thông tin, báo cáo và quản lý văn bản, tài liệu của Hội đồng quản lý.
Theo đó, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm những nội dung sau:
+ Những quy định chung;
+ Nguyên tắc làm việc;
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý; quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý;
+ Kinh phí hoạt động và thù lao của Hội đồng quản lý;
+ Cơ chế hoạt động;
+ Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với cơ quan quản lý cấp trên;
+ Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý và cấp ủy đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Chế độ thông tin, báo cáo và quản lý văn bản, tài liệu của Hội đồng quản lý.
Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quy định ra sao?
Theo Điều 14 Thông tư 39/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý
1. Phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý.
2. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý.
3. Ký ban hành các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản lý; giám sát việc thực hiện các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản lý và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.
4. Ủy quyền bằng văn bản cho 01 thành viên Hội đồng quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý khi Chủ tịch Hội đồng quản lý vắng mặt.
5. Lãnh đạo, điều hành Hội đồng quản lý hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này và quy định pháp luật.
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.