Hội đồng nhân dân tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm trong các trường hợp nào? Người bị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức như thế nào?
Ai có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương?
Căn cứ vào Điều 90 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương
1. Hội đồng nhân dân xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và báo cáo với Hội đồng nhân dân kết quả giải quyết.
3. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trình Hội đồng nhân dân báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, Thường trực Hội đồng nhân dân phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trình Hội đồng nhân dân báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương; Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri ở địa phương đã được gửi đến Hội đồng nhân dân tại kỳ họp trước.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân thảo luận và ra nghị quyết về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và báo cáo với Hội đồng nhân dân kết quả giải quyết.
- Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trình Hội đồng nhân dân báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, Thường trực Hội đồng nhân dân phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trình Hội đồng nhân dân báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương;
- Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri ở địa phương đã được gửi đến Hội đồng nhân dân tại kỳ họp trước.
- Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân thảo luận và ra nghị quyết về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Người bị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng nhân dân tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm trong các trường hợp nào?
Hội đồng nhân dân tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu tại Điều 88 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
Sau đó, căn cứ vào Điều 89 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về bỏ phiếu tín nhiệm như sau:
Bỏ phiếu tín nhiệm
1. Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;
b) Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
c) Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
3. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm người không được Hội đồng nhân dân tín nhiệm.
Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm trong các trường hợp sau đây:
- Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
- Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức.
- Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm người không được Hội đồng nhân dân tín nhiệm.
Tải về mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2023: Tại Đây
Người bị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức như thế nào?
Căn cứ vào Điều 84 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu
1. Người được Hội đồng nhân dân bầu nếu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ thì có thể xin từ chức.
Đơn xin từ chức được gửi đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó trình Hội đồng nhân dân miễn nhiệm người có đơn xin từ chức tại kỳ họp Hội đồng nhân dân gần nhất.
2. Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
3. Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân; miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
4. Kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải được phê chuẩn theo quy định tại các khoản 6, 7 và 10 Điều 83 của Luật này.
Người bị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức.
- Đơn xin từ chức được gửi đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó trình Hội đồng nhân dân miễn nhiệm người có đơn xin từ chức tại kỳ họp Hội đồng nhân dân gần nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.