Hội đồng Luật sư toàn quốc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Việc bầu Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc được thực hiện bằng hình thức gì?
- Hội đồng Luật sư toàn quốc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Luật sư cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào để được bầu làm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam?
- Việc bầu Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thực hiện bằng hình thức gì?
Hội đồng Luật sư toàn quốc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Hội đồng Luật sư toàn quốc
1. Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm kỳ 05 năm theo nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc. Nhiệm kỳ của Hội đồng Luật sư toàn quốc kết thúc tại thời điểm Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc bầu ra Hội đồng Luật sư toàn quốc nhiệm kỳ mới.
Thành phần Hội đồng Luật sư toàn quốc gồm:
a) Ủy viên đương nhiên là Chủ nhiệm đương nhiệm của các Đoàn Luật sư;
b) Ủy viên do Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc bầu. Số lượng Ủy viên do Đại hội bầu không quá 1/2 số lượng Ủy viên đương nhiên của Hội đồng Luật sư toàn quốc.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hội đồng Luật sư toàn quốc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm kỳ 05 năm theo nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc.
Nhiệm kỳ của Hội đồng Luật sư toàn quốc kết thúc tại thời điểm Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc bầu ra Hội đồng Luật sư toàn quốc nhiệm kỳ mới.
Hội đồng Luật sư toàn quốc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Luật sư cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào để được bầu làm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Hội đồng Luật sư toàn quốc
...
2. Luật sư có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì có thể được bầu làm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc:
a) Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
c) Có trình độ chuyên môn, năng lực xử lý công việc, đưa ra quyết định; có uy tín và tinh thần trách nhiệm, khả năng đóng góp vào những quyết định của Hội đồng;
d) Có điều kiện về thời gian và sức khỏe để tham gia hoạt động của Hội đồng và các Ủy ban của Liên đoàn khi được phân công.
...
Theo đó, Luật sư cần đáp ứng những tiêu chuẩn nêu tại khoản 2 Điều này thì có thể được bầu làm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Việc bầu Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thực hiện bằng hình thức gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 7 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Hội đồng Luật sư toàn quốc
...
4. Việc bầu Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Người trúng cử Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc phải đạt được số phiếu trên 1/2 tổng số phiếu bầu hợp lệ. Trong trường hợp số người đạt được số phiếu trên 1/2 tổng số phiếu bầu hợp lệ lớn hơn so với số Ủy viên cần bầu thì người có số phiếu cao hơn là người trúng cử; nếu có số phiếu bằng nhau thì người có thâm niên luật sư lâu hơn sẽ là người trúng cử.
5. Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
b) Quyết định những chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện nghị quyết và các quyết định của Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc;
c) Thông qua báo cáo công tác, báo cáo tài chính và chương trình hoạt động hằng năm của Liên đoàn;
d) Hướng dẫn việc bầu đại biểu tham dự Đại hội, chuẩn bị các văn kiện, quy trình đề cử, ứng cử, lập danh sách ứng cử viên và các vấn đề chi tiết liên quan đến việc bầu cử Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; hướng dẫn bầu hoặc phê chuẩn Tổng Thư ký; giới thiệu luật sư vào danh sách ứng cử viên bầu vào Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ mới;
...
Như vậy, việc bầu Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Người trúng cử Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc phải đạt được số phiếu trên 1/2 tổng số phiếu bầu hợp lệ.
Nếu số người đạt được số phiếu trên 1/2 tổng số phiếu bầu hợp lệ lớn hơn so với số Ủy viên cần bầu thì người có số phiếu cao hơn là người trúng cử; nếu có số phiếu bằng nhau thì người có thâm niên luật sư lâu hơn sẽ là người trúng cử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.