Hội đồng giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ do ai thành lập? Hội đồng này có những ai?
- Hội đồng giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ do ai thành lập?
- Hội đồng giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có những ai?
- Sau khi có quyết định giải thể thì Hội đồng giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có trách nhiệm gì?
- Sau khi có quyết định giải thể thì Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có trách nhiệm gì?
Hội đồng giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ do ai thành lập?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng giải thể để tổ chức việc thực hiện giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng. Hội đồng giải thể có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phương án giải thể và tổ chức thực hiện giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng.
...
Như vậy, Hội đồng giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập để tổ chức việc thực hiện giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Hội đồng giải thể có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phương án giải thể và tổ chức thực hiện giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Qũy bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Hình từ Internet)
Hội đồng giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có những ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 52 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng
...
2. Hội đồng giải thể gồm đại diện các cơ quan sau:
a) Chủ tịch Hội đồng giải thể là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Lãnh đạo Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại địa phương;
d) Chủ tịch, Kiểm soát viên của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
đ) Đại diện của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết) theo quyết định của địa phương.
Theo đó, Hội đồng giải thể này Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm đại diện các cơ quan sau:
- Chủ tịch Hội đồng giải thể là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Lãnh đạo Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại địa phương;
- Chủ tịch, Kiểm soát viên của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
- Đại diện của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết) theo quyết định của địa phương.
Sau khi có quyết định giải thể thì Hội đồng giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của Hội đồng giải thể sau khi có quyết định giải thể
1. Sau khi có quyết định giải thể, Hội đồng giải thể có trách nhiệm:
a) Thu hồi con dấu của Quỹ bảo lãnh tín dụng để phục vụ việc giải thể;
b) Tổ chức giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng theo phương án được duyệt;
c) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải thể, Hội đồng giải thể báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng.
2. Hội đồng giải thể được sử dụng con dấu của Quỹ bảo lãnh tín dụng để phục vụ công tác giải thể và yêu cầu các cơ quan nhà nước có liên quan hỗ trợ việc thu hồi tài sản.
Theo đó, sau khi có quyết định giải thể thì Hội đồng giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có trách nhiệm như sau:
- Thu hồi con dấu của Quỹ bảo lãnh tín dụng để phục vụ việc giải thể;
- Tổ chức giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng theo phương án được duyệt;
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải thể, Hội đồng giải thể báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Và Hội đồng giải thể được sử dụng con dấu của Quỹ bảo lãnh tín dụng để phục vụ công tác giải thể và yêu cầu các cơ quan nhà nước có liên quan hỗ trợ việc thu hồi tài sản.
Sau khi có quyết định giải thể thì Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 55 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của Quỹ bảo lãnh tín dụng sau khi có quyết định giải thể
1. Kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực, Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm thực hiện triển khai các nhiệm vụ:
a) Chấm dứt hoạt động bảo lãnh tín dụng và các hoạt động có liên quan;
b) Khóa sổ kế toán; kiểm kê tài sản; đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực;
c) Lập danh sách các khoản tiền gửi tại các tổ chức tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng; nợ phải trả, danh sách khách hàng đang bảo lãnh tín dụng và số nợ gốc, lãi phải thu (chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi); các khoản vốn huy động của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
d) Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Quỹ.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải bàn giao cho Hội đồng giải thể:
a) Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan đến việc giải thể của Quỹ; danh sách các khoản bảo lãnh tín dụng và trả nợ thay;
b) Toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp của Quỹ bảo lãnh tín dụng (kể cả tài sản chưa thu hồi được).
Như vậy, sau khi có quyết định giải thể thì Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có trách nhiệm được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.