Hội Dinh dưỡng Việt Nam được thành lập nhằm mục đích gì? Hội dinh dưỡng Việt Nam có tư cách pháp nhân không?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì Hội Dinh dưỡng Việt Nam được thành lập nhằm mục đích gì? Hội dinh dưỡng Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Câu hỏi của anh Quang Vinh đến từ Đồng Nai.

Hội Dinh dưỡng Việt Nam được thành lập nhằm mục đích gì?

Căn cứ tại Điều 2 Điều lệ Hội Dinh dưỡng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 11/2002/QĐ-BTCCBCP, có quy định về mục đích của Hội như sau:

Mục đích của hội
Hội Dinh dưỡng Việt Nam tập hợp rộng rãi những cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh, văn hóa, đời sống... có liên quan mật thiết đến tình hình bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam, nhằm cải thiện tình trạng Dinh dưỡng của người Việt Nam, phòng chống suy dinh dưỡng và các bệnh có liên quan đến dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ người dân.

Như vậy, theo quy định trên thì Hội Dinh dưỡng Việt Nam được thành lập nhằm mục đích là tập hợp rộng rãi những cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh, văn hóa, đời sống... có liên quan mật thiết đến tình hình bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam, nhằm cải thiện tình trạng Dinh dưỡng của người Việt Nam, phòng chống suy dinh dưỡng và các bệnh có liên quan đến dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ người dân.

hội dinh dưỡng việt nam

Hội Dinh dưỡng Việt Nam được thành lập nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)

Hội dinh dưỡng Việt Nam có tư cách pháp nhân không?

Căn cứ tại Điều 3 Điều lệ Hội Dinh dưỡng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 11/2002/QĐ-BTCCBCP, có quy định về phạm vi hoạt động như sau:

Phạm vi hoạt động
Hội Dinh dưỡng Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, hoạt động của Hội trong lĩnh vực dinh dưỡng và các lĩnh vực liên quan, có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Hội có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

- Như vậy, theo quy định trên thì Hội dinh dưỡng Việt Nam có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng theo quy định của pháp luật.

Hội dinh dưỡng Việt Nam tư vấn các vấn đề gì khi được yêu cầu?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Điều lệ Hội Dinh dưỡng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 11/2002/QĐ-BTCCBCP, có quy định về có những nhiệm vụ như sau:

Hội dinh dưỡng Việt Nam có những nhiệm vụ
1. Tập hợp rộng rãi những cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng hoặc liên quan đến lĩnh vực dinh dưỡng tán thành điều lệ của Hội và tự nguyện tham gia Hội Dinh dưỡng Việt Nam.
2. Tư vấn các vấn đề khi được yêu cầu:
- Xây dựng chính sách về dinh dưỡng, các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định quy phạm về dinh dưỡng thực phẩm.
- Xây dựng các tiêu chuẩn, nhu cầu về dinh dưỡng, dinh dưỡng hợp lý.
- Tư vấn các hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng và lương thực thực phẩm.
3. Tham gia xây dựng và thực hiện các dự án phát triển xã hội và dinh dưỡng.
4. Tham gia phản biện, giám định xã hội trong lĩnh vực dinh dưỡng thực phẩm.
5. Trên cơ sở các qui định của luật pháp hợp tác với các cơ sở và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng về dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm phục vụ người tiêu dùng.
6. Xây dựng các tài liệu khoa học về dinh dưỡng, tuyên truyền, giáo dục, truyền bá các kiến thức dinh dưỡng hợp lý cho mọi tầng lớp nhân dân. Xuất bản tạp chí theo quy định của Nhà nước.
7. Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng về dinh dưỡng, đóng góp vào sự nghiệp phát triển xã hội, nâng cao sức khỏe, cải thiện đời sống của nhân dân, phòng chống các bệnh liên quan đến dinh dưỡng, xây dựng chế độ dinh dưỡng dự phòng và điều trị thích hợp.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế, hợp tác với các Hội khác, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới dinh dưỡng, thực phẩm theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý tổ chức, hội viên, giúp đỡ nhau, đoàn kết, nâng cao trình độ của hội viên, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, phản ánh tâm tư nguyện vọng của hội viên với các cấp có thẩm quyền, quản lý tài sản, kinh phí theo quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, theo quy định trên thì Hội dinh dưỡng Việt Nam tư vấn các vấn đề khi được yêu cầu như sau:

- Xây dựng chính sách về dinh dưỡng, các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định quy phạm về dinh dưỡng thực phẩm.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, nhu cầu về dinh dưỡng, dinh dưỡng hợp lý.

- Tư vấn các hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng và lương thực thực phẩm.

Hội dinh dưỡng Việt Nam có những nguồn thu nào?

Căn cứ tại Điều 14 Điều lệ Hội Dinh dưỡng Việt Nam ban hành kèm Quyết định 11/2002/QĐ-BTCCBCP, có quy định về tài chính của Hội gồm có như sau:

Tài chính của Hội gồm có
1. Hội phí do hội viên đóng 1 năm 1 lần:
Hội viên cá nhân: 50.000đ/năm.
Hội viên tổ chức: 2.000.000đ/năm.
2. Tiền ủng hộ tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
3. Tiền thu do các hoạt động hợp pháp khác.

Như vậy, theo quy định trên thì Hội dinh dưỡng Việt Nam có những nguồn thu sau:

- Hội phí do hội viên đóng 1 năm 1 lần: Hội viên cá nhân: 50.000đ/năm; Hội viên tổ chức: 2.000.000đ/năm.

- Tiền ủng hộ tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Tiền thu do các hoạt động hợp pháp khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,275 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào