Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn gây ra những dấu hiệu bệnh tích nào? Cần bao nhiêu huyết thanh lợn để chẩn đoán bệnh?

Lợn mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp sẽ có những dấu hiệu bệnh tích ra sao, có thể dùng những thiết bị, dụng cụ nào để tiến hành chẩn đoán bệnh hay không? Dùng huyết thanh lợn để chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp thì cần lấy bao nhiêu là đủ?

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn gây ra những dấu hiệu bệnh tích nào?

Theo tiết 5.1.3 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-21:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 21: Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) quy định về dấu hiệu bệnh tích như sau:

Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
...
5.1.3. Bệnh tích
5.1.3.1. Bệnh tích đại thể
Bệnh tích đặc trưng nhất là ở phổi. Phổi có hiện tượng viêm hoại tử, đặc trưng bởi những đám chắc đặc. Trên các thùy phổi bị bệnh có màu xám đỏ, có mủ, chắc đặc. Mặt cắt ngang của các thùy phổi bệnh lồi ra, khô. Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hóa mủ.
5.1.3.2. Bệnh tích vi thể
Quan sát dưới kính hiển vi thường (xem 4.10) có độ phóng đại 400 lần thấy phổi có hiện tượng dịch thẩm xuất và hiện tượng thâm nhiễm bạch cầu, trong phế nang chứa đầy dịch viêm, đại thực bào. Một số trường hợp hình thành tế bào khổng lồ nhiều nhân. Một bệnh tích khá đặc trưng ở phổi là hiện tượng phế nang bị nhăn và có hiện tượng đại thực bào bị phân hủy.
...

Theo đó bệnh tích của hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn gồm bệnh tích đại thể và vi thể:

- Bệnh tích đặc trưng nhất là ở phổi. Phổi có hiện tượng viêm hoại tử, đặc trưng bởi những đám chắc đặc. Trên các thùy phổi bị bệnh có màu xám đỏ, có mủ, chắc đặc. Mặt cắt ngang của các thùy phổi bệnh lồi ra, khô. Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hóa mủ.

- Quan sát dưới kính hiển vi thường (xem 4.10) có độ phóng đại 400 lần thấy phổi có hiện tượng dịch thẩm xuất và hiện tượng thâm nhiễm bạch cầu, trong phế nang chứa đầy dịch viêm, đại thực bào. Một số trường hợp hình thành tế bào khổng lồ nhiều nhân. Một bệnh tích khá đặc trưng ở phổi là hiện tượng phế nang bị nhăn và có hiện tượng đại thực bào bị phân hủy.

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn gây ra những dấu hiệu bệnh tích nào?

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn gây ra những dấu hiệu bệnh tích nào? (Hình từ Internet)

Để chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn cần dùng những thiết bị dụng cụ nào?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-21:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 21: Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) quy định về thiết bị dụng cụ như sau:

Thiết bị, dụng cụ.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thí nghiệm sinh học và cụ thể như sau:
4.1. Tủ lạnh âm sâu có thể duy trì nhiệt độ ở âm 20 °C và âm 70 °C.
4.2. Tủ lạnh thường.
4.3. Tủ ấm 37 °C có 5 % CO2.
4.4. Buồng an toàn sinh học cấp II.
4.5. Máy ly tâm có thể tạo gia tốc ly tâm ở 8000g, 10000g, 12000g và 14000g.
4.6. Máy ly tâm có thể tạo gia tốc ly tâm ở 1500g, 2000g, 3000g
4.7. Máy lắc trộn (vortex mixer).
4.8. Máy khuấy từ.
4.9. Kính hiển vi soi ngược.
4.10. Kính hiển vi thường.
4.11. Máy chạy nhân gen Realtime PCR.
4.12. Nồi hấp áp lực, duy trì nhiệt độ ở 121 °C.
4.13. Chai thủy tinh, dung tích 100 ml, 200 ml, 1000 ml và 2000 ml.
4.14. Ống ly tâm dung tích 50 ml và 15 ml.
4.15. Micropipet, dung tích từ 0,5 μl đến 10 μl, từ 5 μl đến 50 μl, từ 50 μl đến 200 μl, từ 100 μl đến 1000μl, từ 1000 μl đến 5000 μl.
4.16. Micropipet đa kênh, dung tích từ 5 μl đến 50 μl, từ 50 μl đến 200 μl.
4.17. Bộ cối chày sứ.
4.18. Chai nhựa nuôi tế bào: 25 cm2, 75 cm2.
4.19. Đĩa nhựa nuôi tế báo: 24 giếng, 96 giếng.
4.20. Màng lọc, có kích thước lỗ lọc 0,45 μm.
4.21. Dao, kéo, panh kẹp.
4.22. Bơm kim tiêm dung tích 5ml.
4.23. Ống giữ mẫu eppendorf dung tích 1,5 ml.

Như vậy, để chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn cần dùng những thiết bị, dụng cụ theo tiêu chuẩn nêu trên.

Dùng huyết thanh lợn để chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp thì cần lấy bao nhiêu là đủ?

Theo tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-21:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 21: Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) quy định về việc lấy mẫu như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
5.2.1. Lấy mẫu
5.2.1.1. Lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên
- Bệnh phẩm nội tạng là phổi, hạch lâm ba của lợn nghi mắc bệnh PRRS.
- Bệnh phẩm là huyết thanh của lợn nghi mắc bệnh đang có triệu chứng sốt cao: dùng bơm tiêm (xem 4.22) lấy máu lợn kiểm tra (khoảng 3 ml - 4 ml), đặt nghiêng, yên tĩnh cho máu đông và tránh dung huyết, sau đó chắt lấy huyết thanh cho xét nghiệm (0,5 ml đến 1 ml) giữ trong ống giữ mẫu (xem 4.23).
Tất cả mẫu bệnh phẩm sau khi lấy phải được bao gói cẩn thận không làm lây lan bệnh, bảo quản ở 4 °C đến 8 °C và vận chuyển ngay đến phòng thí nghiệm sớm nhất có thể (trong vòng 24 h) (kèm theo phiếu bệnh phẩm). Tại phòng thí nghiệm mẫu phải được bảo quản ở nhiệt độ âm sâu -70 °C.
CHÚ THÍCH: Đối với xét nghiệm kháng nguyên, không lấy mẫu phù tạng hoặc máu chất huyết thanh từ lợn đã được tiêm phòng vắc xin nhược độc PRRS chủng JXA1-R hoặc tương tự trong phạm vi 33 ngày kể từ ngày tiêm để phát hiện vi rút PRRS.
5.2.1.2. Lấy mẫu xét nghiệm kháng thể
Mẫu lấy xét nghiệm kháng thể là huyết thanh từ 0,5 đến 1 ml của lợn cần kiểm tra: dùng bơm tiêm (xem 4.22) lấy máu lợn cần kiểm tra (khoảng 3 ml - 4 ml), đặt nghiêng, yên tĩnh cho máu đông và tránh dung huyết, sau đó chắt lấy huyết thanh giữ trong ống giữ mẫu (xem 4.23) cho xét nghiệm.
CHÚ THÍCH : Đối với xét nghiệm kháng thể, không lấy mẫu chất huyết thanh của lợn được tiêm vắc xin PRRS và kể cả lợn con sinh ra từ nái mẹ đã được tiêm vắc xin PRRS. Nếu lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm, cần lấy 3 mẫu/đàn (đối với đàn có từ 3 con trở lên).
Mẫu bệnh phẩm sau khi lấy phải được bao gói cẩn thận không làm lây lan bệnh, bảo quản ở 4 °C đến 8 °C và vận chuyển ngay đến phòng thí nghiệm sớm nhất có thể (trong vòng 24 h) (kèm theo phiếu bệnh phẩm). Tại phòng thí nghiệm mẫu phải được bảo quản ở nhiệt độ âm sâu -70 °C.
...

Nếu dùng huyết thanh để xét nghiệm kháng nguyên thì dùng bơm tiêm lấy máu lợn kiểm tra (khoảng 3 ml - 4 ml), đặt nghiêng, yên tĩnh cho máu đông và tránh dung huyết, sau đó chắt lấy huyết thanh cho xét nghiệm (0,5 ml đến 1 ml) giữ trong ống giữ mẫu.

Trường hợp muốn xét nghiệm kháng thể thì lấy huyết thanh từ 0,5 đến 1 ml của lợn cần kiểm tra: dùng bơm tiêm lấy máu lợn cần kiểm tra (khoảng 3 ml - 4 ml), đặt nghiêng, yên tĩnh cho máu đông và tránh dung huyết, sau đó chắt lấy huyết thanh giữ trong ống giữ mẫu cho xét nghiệm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,288 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào