Học viện Chính trị Công an nhân dân đặt trụ sở chính tại đâu? Có phân viện tại Tp. Hồ Chí Minh không?
- Học viện Chính trị Công an nhân dân đặt trụ sở chính tại đâu?
- Học viện Chính trị Công an nhân dân có tư cách pháp nhân không?
- Học viện Chính trị Công an nhân dân hoạt động theo quy định nào hiện nay?
- Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng trước khi cho phép Học viện Chính trị Công an nhân dân mở ngành đào tạo đại học và tuyển sinh?
- Hội đồng học viện của Học viện Chính trị Công an nhân dân là tổ chức như thế nào?
Học viện Chính trị Công an nhân dân đặt trụ sở chính tại đâu?
Học viện Chính trị Công an nhân dân đặt trụ sở chính căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 315/QĐ-TTg năm 2014 như sau:
Thành lập Học viện Chính trị Công an nhân dân.
Trụ sở chính: Thành phố Hà Nội.
Như vậy, Học viện Chính trị Công an nhân dân đặt trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội và hiện tại không có phân viện tại Tp. Hồ Chí Minh.
Học viện Chính trị Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Học viện Chính trị Công an nhân dân có tư cách pháp nhân không?
Học viện Chính trị Công an nhân dân có tư cách pháp nhân theo quy định tại Điều 2 Quyết định 315/QĐ-TTg năm 2014 như sau:
Học viện Chính trị Công an nhân dân là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Công an, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Theo quy định trên, Học viện Chính trị Công an nhân dân là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Công an, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Học viện Chính trị Công an nhân dân hoạt động theo quy định nào hiện nay?
Học viện Chính trị Công an nhân dân hoạt động theo quy định căn cứ tại Điều 3 Quyết định 315/QĐ-TTg năm 2014 như sau:
Học viện Chính trị Công an nhân dân hoạt động theo Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 64/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, học viện.
Theo đó, Học viện Chính trị Công an nhân dân hoạt động theo Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên, Quyết định này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Quyết định 70/2014/QĐ-TTg và Quyết định này đã hết hiệu lực,được thay thế bởi Nghị định 99/2019/NĐ-CP và Quyết định 64/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, học viện, tuy nhiên, quy định trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng trước khi cho phép Học viện Chính trị Công an nhân dân mở ngành đào tạo đại học và tuyển sinh?
Cơ quan có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng trước khi cho phép Học viện Chính trị Công an nhân dân mở ngành đào tạo đại học và tuyển sinh căn cứ tại Điều 4 Quyết định 315/QĐ-TTg năm 2014 như sau:
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng trước khi cho phép mở ngành đào tạo đại học và tuyển sinh.
Hội đồng học viện của Học viện Chính trị Công an nhân dân là tổ chức như thế nào?
Học viện được giải thích tại khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:
Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì cơ cấu tổ chức của trường đại học có bao gồm Hội đồng trường đại học, hội đồng học viện (sau đây gọi chung là hội đồng trường).
Hội đồng học viện của Học viện Chính trị Công an nhân dân là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 dưới đây:
Hội đồng trường của trường đại học công lập
1. Hội đồng trường của trường đại học công lập là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan.
2. Hội đồng trường của trường đại học công lập có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hằng năm của trường đại học; chủ trương phát triển trường đại học thành đại học hoặc việc sáp nhập với trường đại học khác;
b) Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở của trường đại học phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Quyết định phương hướng tuyển sinh, mở ngành, đào tạo, liên kết đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; chính sách bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động;
d) Quyết định về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị của trường đại học; ban hành danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn và điều kiện làm việc của từng vị trí; quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, giảng viên, viên chức và người lao động phù hợp với quy định của pháp luật;
đ) Quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường đại học; bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trường đại học trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng trường đại học; việc quyết định các chức danh quản lý khác do quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học quy định; tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học; lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học vào giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học;
e) Quyết định chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển trường đại học; chính sách học phí, hỗ trợ người học; phê duyệt kế hoạch tài chính; thông qua báo cáo tài chính hằng năm, báo cáo quyết toán kinh phí đối với các nguồn thu hợp pháp của trường đại học;
g) Quyết định chủ trương đầu tư và sử dụng tài sản có giá trị lớn thuộc thẩm quyền của trường đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học; quyết định chính sách tiền lương, thưởng, quyền lợi khác của chức danh lãnh đạo, quản lý trường đại học theo kết quả, hiệu quả công việc và vấn đề khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học;
h) Giám sát việc thực hiện quyết định của hội đồng trường, việc tuân thủ pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của trường đại học và trách nhiệm giải trình của hiệu trưởng trường đại học; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của trường đại học; báo cáo hằng năm trước hội nghị toàn thể của trường đại học về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của hội đồng trường;
i) Tuân thủ pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý có thẩm quyền và các bên liên quan về các quyết định của hội đồng trường; thực hiện công khai, minh bạch thông tin, chế độ báo cáo; chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của hội đồng trường; chịu sự giám sát của xã hội, cá nhân và tổ chức trong trường đại học;
k) Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.