Học sinh tại trường giáo dưỡng khi liên lạc bằng điện thoại với thân nhân có buộc phải đăng ký số điện thoại liên lạc và nội dung cuộc gọi hay không?

Cho tôi hỏi học sinh tại trường giáo dưỡng khi liên lạc bằng điện thoại với thân nhân có buộc phải đăng ký số điện thoại liên lạc và nội dung cuộc gọi hay không? Học sinh tại trường giáo dưỡng trao đổi thông tin với người thân mà không đúng với nội dung đã đăng ký thì xử lý như thế nào? Câu hỏi của anh Thành từ Hòa Bình.

Học sinh tại trường giáo dưỡng khi liên lạc bằng điện thoại với thân nhân có buộc phải đăng ký số điện thoại liên lạc và nội dung cuộc gọi hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 41/2022/TT-BCA quy định về chế độ nhận, gửi thư; liên lạc điện thoại như sau:

Chế độ nhận, gửi thư; liên lạc điện thoại
1. Học sinh được nhận, gửi thư; liên lạc điện thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
Trại viên được nhận, gửi thư; liên lạc điện thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
2. Khi liên lạc bằng điện thoại với thân nhân, học sinh, trại viên phải đăng ký số điện thoại liên lạc và nội dung cuộc gọi.
3. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương lắp đặt buồng đàm thoại cho học sinh, trại viên liên lạc với thân nhân.
4. Buồng đàm thoại phải có cán bộ theo dõi, giám sát việc liên lạc điện thoại của học sinh, trại viên. Nếu phát hiện nội dung trao đổi không đúng với nội dung đăng ký, trái với yêu cầu giáo dục, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thì phải lập biên bản, đề xuất xử lý kỷ luật học sinh, trại viên theo quy định. Cước phí gọi điện thoại được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do học sinh, trại viên trả (trừ trường hợp gọi điện thoại qua đường dây miễn phí).

Như vậy, theo quy định thì khi liên lạc bằng điện thoại với thân nhân, học sinh tại trường giáo dưỡng phải đăng ký số điện thoại liên lạc và nội dung cuộc gọi.

Trại viên tại trường giáo dưỡng khi liên lạc bằng điện thoại với thân nhân có buộc phải đăng ký số điện thoại liên lạc và nội dung cuộc gọi hay không?

Học sinh tại trường giáo dưỡng khi liên lạc bằng điện thoại với thân nhân có buộc phải đăng ký số điện thoại liên lạc và nội dung cuộc gọi hay không? (Hình từ Internet)

Trường hợp học sinh tại trường giáo dưỡng trao đổi thông tin với người thân mà không đúng với nội dung đã đăng ký thì xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 5 Thông tư 41/2022/TT-BCA quy định về chế độ nhận, gửi thư; liên lạc điện thoại như sau:

Chế độ nhận, gửi thư; liên lạc điện thoại
1. Học sinh được nhận, gửi thư; liên lạc điện thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
Trại viên được nhận, gửi thư; liên lạc điện thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
2. Khi liên lạc bằng điện thoại với thân nhân, học sinh, trại viên phải đăng ký số điện thoại liên lạc và nội dung cuộc gọi.
3. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương lắp đặt buồng đàm thoại cho học sinh, trại viên liên lạc với thân nhân.
4. Buồng đàm thoại phải có cán bộ theo dõi, giám sát việc liên lạc điện thoại của học sinh, trại viên. Nếu phát hiện nội dung trao đổi không đúng với nội dung đăng ký, trái với yêu cầu giáo dục, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thì phải lập biên bản, đề xuất xử lý kỷ luật học sinh, trại viên theo quy định. Cước phí gọi điện thoại được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do học sinh, trại viên trả (trừ trường hợp gọi điện thoại qua đường dây miễn phí).

Như vậy, trong trường hợp phát hiện nội dung mà học sinh trao đổi không đúng với nội dung đăng ký thì cán bộ trường giáo dưỡng phải lập biên bản, đề xuất xử lý kỷ luật trại viên theo quy định.

Quà của học sinh có cần kiểm tra trước khi đưa vào trường giáo dưỡng hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 41/2022/TT-BCA quy định về chế độ nhận tiền, quà như sau:

Chế độ nhận tiền, quà
1. Học sinh được nhận tiền, quà theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
Trại viên được nhận tiền, quà theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
2. Quà của học sinh, trại viên phải được cán bộ kiểm tra kỹ trước khi đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Trường hợp thân nhân của học sinh, trại viên mua hàng ở căng tin trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc gửi cho học sinh, trại viên thì cán bộ bán hàng căng tin phải đóng gói trước khi giao hàng, không để lợi dụng cất giấu vật cấm đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Trường hợp học sinh, trại viên từ chối nhận tiền, quà qua đường bưu chính thì phải lập biên bản. Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc chuyển hoàn bưu gửi cho cơ quan bưu chính viễn thông để trả lại cho người gửi, cước phí do người gửi trả.

Như vậy, theo quy định thì quà của học sinh phải được cán bộ kiểm tra kỹ trước khi đưa vào trường giáo dưỡng.

Trường hợp thân nhân của học sinh mua hàng ở căng tin trường giáo dưỡng gửi cho học sinh thì cán bộ bán hàng căng tin phải đóng gói trước khi giao hàng, không để lợi dụng cất giấu vật cấm đưa vào trường giáo dưỡng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

732 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào