Học sinh sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành thì cơ sở dạy nghề có phải bồi thường hay không?
- Học sinh sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành thì cơ sở dạy nghề có trách nhiệm hỗ trợ hay không?
- Học sinh sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành mà không tham gia bảo hiểm y tế thì được xử lý như thế nào?
- Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động được quy định như thế nào?
Học sinh sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành thì cơ sở dạy nghề có trách nhiệm hỗ trợ hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì học sinh sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành thì cơ sở dạy nghề có trách nhiệm hỗ trợ 01 lần bằng tiền cho học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động với mức như sau:
+ Ít nhất bằng 0,6 lần mức lương cơ sở nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% mức suy giảm khả năng lao động được hỗ trợ thêm 0,16 lần mức lương cơ sở nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
+ Ít nhất bằng 12 lần mức lương cơ sở cho học sinh, sinh viên bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân học sinh, sinh viên bị chết do tai nạn lao động;
+ Thực hiện hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày có giấy báo tử đối với trường hợp bị chết do tai nạn.
Học sinh sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành thì cơ sở dạy nghề có trách nhiệm hỗ trợ hay không? (Hình từ Internet)
Học sinh sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành mà không tham gia bảo hiểm y tế thì được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về hỗ trợ của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành như sau:
Hỗ trợ của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành
Trách nhiệm hỗ trợ của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành theo Khoản 3 Điều 70 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho học sinh, sinh viên bị tai nạn.
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi Điều trị ổn định cho học sinh, sinh viên bị tai nạn như sau:
a) Tạm ứng và thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh Mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế;
b) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với học sinh, sinh viên không tham gia bảo hiểm y tế.
3. Giới thiệu để học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động được giám định y khoa xác định mức độ tổn thương cơ thể tại Hội đồng giám định y khoa và thanh toán phí khám, giám định mức độ tổn thương cơ thể.
...
Theo đó, học sinh sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành mà không tham gia bảo hiểm y tế thì cơ sở dạy nghề có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với học sinh, sinh viên không tham gia bảo hiểm y tế.
Đồng thời, cơ sở dạy nghề có trách nhiệm kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho học sinh, sinh viên bị tai nạn; giới thiệu để học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động được giám định y khoa xác định mức độ tổn thương cơ thể tại Hội đồng giám định y khoa và thanh toán phí khám, giám định mức độ tổn thương cơ thể.
Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động được quy định như thế nào?
Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Điều 4 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, cụ thể như sau:
(1) Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.
(2) Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
(3) Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
(4) Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
(5) Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.