Học sinh khuyết tật có được tuyển sinh vào trường THCS không khi chưa hoàn thành chương trình tiểu học?
Học sinh khuyết tật có được tuyển sinh vào trường THCS không khi chưa hoàn thành chương trình tiểu học?
Theo Điều 4 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT có quy định:
Chương II - TUYỂN SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Hồ sơ tuyển sinh
1. Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
2. Học bạ cấp tiểu học hoặc các hồ sơ khác có giá trị thay thế học bạ.
Tổ chức tuyển sinh
1. Đối tượng tuyển sinh là người đã hoàn thành Chương trình tiểu học.
2. Tuyển sinh trung học cơ sở theo phương thức xét tuyển.
3. Sở giáo dục và đào tạo quyết định tổ chức tuyển sinh trung học cơ sở.
Theo quy định này thì đối tượng tuyển sinh vào trường THCS là người đã hoàn thành Chương trình tiểu học, và không phân biệt đối tượng nào. Cho nên dù là học sinh khuyết tật muốn học trung học cơ sở thì cũng phải đã hoàn hành Chương trình tiểu học.
Học sinh khuyết tật có được tuyển sinh vào trường THCS không khi chưa hoàn thành chương trình tiểu học? (Hình từ Internet)
Học sinh khuyết tật sẽ được hưởng những chính sách gì khi đi học?
Tại Điều 27 Luật Người khuyết tật 2010 có quy định về chính sách giáo dục đối với người khuyết tật như sau:
Giáo dục đối với người khuyết tật
1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
3. Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Người khuyết tật nói chung sẽ được hưởng những chính sách giáo dục như quy định trên (từng chính sách sẽ được quy định ở những văn bản cụ thể hơn).
Học sinh khuyết tật 15 tuổi còn có thể đi học cấp 2 không?
Như một quy định ở trên có đề cập thì người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông.
Cụ thể đối với học sinh trường trung học cơ sở (cấp 2) thì vấn đề này được quy định tại khoản 2 Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định:
Tuổi của học sinh trường trung học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
2. Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định.
3. Học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học.
4. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.
b) Hiệu trưởng thành lập Hội đồng khảo sát, tư vấn gồm thành phần cơ bản sau: đại diện của Lãnh đạo trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang theo học.
c) Căn cứ kết quả khảo sát của Hội đồng khảo sát, tư vấn, hiệu trưởng xem xét, quyết định.
5. Học sinh trong độ tuổi quy định ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được học ở trường trung học tại nơi cư trú hoặc trường trung học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.
b) Hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp.
Theo quy định này thì đối với học sinh khuyết tật độ tuổi cao nhất khi vào học trung học cơ sở (lớp 6) là 14 tuổi. Cho nên khi đã 15 tuổi thì học sinh khuyết tật không thể học trung học cơ sở theo hình thức giáo dục chính quy được nữa (trường hợp này có thể học tiếp theo hình thức giáo dục thường xuyên).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.