Học ngành quản trị lữ hành trình độ trung cấp thì người học sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?

Chị ơi cho em hỏi: Học ngành quản trị lữ hành trình độ trung cấp thì người học sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào? Học ngành này thì người học phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ mới có thể tốt nghiệp? Đây là câu hỏi của bạn Thanh Trà đến từ Lâm Đồng.

Học ngành quản trị lữ hành trình độ trung cấp thì người học sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 4 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thiết kế chương trình du lịch;
- Marketing và truyền thông;
- Kinh doanh và chăm sóc khách hàng;
- Tổ chức thực hiện chương trình du lịch;
Tại các các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch như các phòng vé, đại lý du lịch, công ty du lịch, các cơ quan tổ chức liên quan hoạt động du lịch theo yêu cầu của công việc.

Theo đó, học ngành quản trị lữ hành trình độ trung cấp thì người học sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau:

- Thiết kế chương trình du lịch;

- Marketing và truyền thông;

- Kinh doanh và chăm sóc khách hàng;

- Tổ chức thực hiện chương trình du lịch;

Tại các các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch như các phòng vé, đại lý du lịch, công ty du lịch, các cơ quan tổ chức liên quan hoạt động du lịch theo yêu cầu của công việc.

Lữ hành

Ngành quản trị lữ hành (Hình từ Internet)

Người học ngành quản trị lữ hành trình độ trung cấp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ mới có thể tốt nghiệp?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Phần 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Quản trị lữ hành trình độ trung cấp là ngành, nghề trực tiếp thực hiện, quản lý và điều phối các hoạt động du lịch lữ hành. Nhiệm vụ của nghề quản trị lữ hành bao gồm: thiết kế chương trình du lịch; tổ chức xúc tiến và bán sản phẩm du lịch; điều hành tổ chức và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng để duy trì thị phần, thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ với đối tác; đảm bảo an toàn, an ninh cho khách hàng theo quy định; quản lý, giám sát nhân sự và đánh giá kết quả công việc một cách chặt chẽ nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc chủ yếu được thực hiện tại các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, văn phòng đại lý lữ hành và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác trong điều kiện môi trường làm việc rất đa dạng, phong phú, thường xuyên có sự giao tiếp với khách hàng, với các nhà cung cấp dịch vụ và các đối tác trong và ngoài nước.
Để hành nghề người lao động cần được trang bị các công cụ, máy móc thiết bị như: thiết bị văn phòng, phương tiện liên lạc, tài liệu chuyên môn…Có kiến thức nghiệp vụ và ngoại ngữ; có sức khỏe, ngoại hình phù hợp; có khả năng giao tiếp ứng xử và đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, nghề quản trị lữ hành đòi hỏi người lao động phải có năng lực chỉ đạo, điều hành, giám sát các công việc nêu trên và có trình độ ngoại ngữ thích ứng với từng cấp quản trị.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).

Theo đó, người học ngành quản trị lữ hành trình độ trung cấp phải hoàn thành khối lượng kiến thức tối thiểu là 1400 giờ tương đương 50 tín chỉ.

Tức là theo quy định thì cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 50 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường còn tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.

Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo ngành quản trị lữ hành trình độ trung cấp để có thêm thông tin.

Người học ngành quản trị lữ hành trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp;
- Yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;
- Tôn trọng khách hàng, quan tâm chăm sóc và thuyết phục được khách hàng;
- Hợp tác với đồng nghiệp và đối tác;
- Trung thực, chủ động khắc phục khó khăn trong công việc;
- Linh hoạt trong xử lý tình huống;
- Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
- Tuân thủ các quy định về pháp luật trong kinh doanh du lịch, kinh doanh lữ hành;
- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.

Như vậy, người học ngành quản trị lữ hành trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.

Tải Quy định về ngành, nghề quản trị lữ hành mới nhất năm 2023. Tải về

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

681 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào