Học hai trường đại học một lúc là gì? Những ưu điểm và hạn chế khi học học hai trường đại học một lúc bạn nên cân nhắc?

Chị ơi cho em hỏi: Hiện nay có được học hai trường đại học một lúc không ạ? Và học như vậy sẽ có những ưu điểm và hạn chế gì như thế nào? Em đang có ý định học như vậy nhưng đang phân vân ạ. Chị tư vấn giúp em nhé! Đây là câu hỏi của bạn V.P đến từ Nghệ An.

Học hai trường đại học một lúc là gì?

Có thể hiểu học hai trường đại học một lúc giống như việc học song bằng khác trường, tức là bạn vừa có thể một lúc học 2 chuyên ngành của 2 trường đại học. Hình thức học này giúp sinh viên có thể tiếp thu và trau dồi hơn nhiều kiến thức cho bản thân, có cơ hội cạnh tranh việc làm sau khi ra trường.

Việc học 2 bằng sẽ giúp cho bạn có nhiều lợi thế và cơ hội hơn trong sự nghiệp tương lai. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn gặp nhiều hạn chế hơn khi học 2 bằng cùng lúc.

Điều kiện để được học hai trường đại học một lúc được quy định tại khoản 2 Điều 18 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT như sau:

Học cùng lúc hai chương trình
1. Đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:
a) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
b) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
...

Như vậy, sinh viên có thể học hai trường đại học một lúc khi sinh viên đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Đồng thời, tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:

- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;

- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.

Tuy nhiên, việc học hai trường đại học cũng cần tham khảo qua quy chế, nội quy của trường đang theo học và sẽ theo học. Tại những nội dung này, sinh viên sẽ có thể nắm bắt được những điều kiện cụ thể để có thể theo học chương trình đào tạo thứ hai.

trường đại học

Học hai trường đại học một lúc (Hình từ Internet)

Những ưu điểm và hạn chế khi học học hai trường đại học một lúc bạn nên cân nhắc?

Ưu điểm của việc học hai trường đại học một lúc:

- Tiết kiệm thời gian học

- Phát triển tri thức của bản thân

- Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian

- Mở rộng thêm nhiều mối quan hệ

- Cơ hội việc làm nhiều hơn

Có những ưu điểm như vậy nhưng việc học hai trường đại học một lúc cũng có những hạn chế như:

- Áp lực “nhân đôi”

- Trùng lịch học và lịch thi

- Tốn kém chi phí học tập

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 18 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo; sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.

Do vậy có nên học hai trường đại học một lúc không thì sinh viên phải cân nhắc về những ưu điểm và hạn chế của hình thức học này. Bên cạnh đó, sinh viên nên xem xét điều kiện, nhu cầu học tập cũng như năng lực của bản thân như thế nào, có phù hợp với hình thức học này không.

Học hai trường đại học một lúc sinh viên được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai khi nào?

Thì theo khoản 5 Điều 18 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Học cùng lúc hai chương trình
...
5. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đã đăng kí muộn nhất 02 năm trước thời điểm xét tốt nghiệp chương trình thứ hai.
6. Cơ sở đào tạo chỉ tổ chức đào tạo chương trình thứ hai cho sinh viên khi đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng về chỉ tiêu tuyển sinh, năng lực đào tạo; đồng thời có quy định chi tiết về quy trình, thủ tục, điều kiện đăng ký học và cấp bằng tốt nghiệp chương trình thứ hai.

Theo đó, sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đã đăng kí muộn nhất 02 năm trước thời điểm xét tốt nghiệp chương trình thứ hai.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

814 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào