Hoạt động xét nghiệm HIV đối với phụ nữ mang thai được thực hiện theo quy trình như nào theo pháp luật hiện nay?

Cho tôi hỏi trước khi xét nghiệm HIV cần tư vấn cho người xét nghiệm HIV những nội dung gì? Việc xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai được thực hiện theo quy trình như thế nào? Phụ nữ mang thai có phải xét nghiệm HIV trong quá trình khám thai định kỳ hay không? Câu hỏi của chị Mai (Long An).

Trước khi xét nghiệm HIV cần tư vấn cho người xét nghiệm HIV những nội dung gì?

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2015/TT-BYT quy định về nội dung tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV như sau:

Nội dung tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV
1. Tư vấn trước xét nghiệm:
a) Giới thiệu, thảo luận lý do tư vấn, xét nghiệm HIV;
b) Thảo luận các nguy cơ có khả năng lây nhiễm HIV;
c) Trao đổi, giải thích về ý nghĩa và lợi ích của việc xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV.
...

Như vậy, trước khi xét nghiệm HIV, người được phân công nhiệm vụ tư vấn tại các cơ sở y tế có trách nhiệm trao đổi, thảo luận với người xét nghiệm HIV biết về những thông tin sau đây:

- Giới thiệu, thảo luận lý do tư vấn, xét nghiệm HIV;

- Thảo luận các nguy cơ có khả năng lây nhiễm HIV;

- Trao đổi, giải thích về ý nghĩa và lợi ích của việc xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV.

phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV

Xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai (Hình từ Internet)

Việc xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai được thực hiện theo quy trình như thế nào?

Theo Điều 3 Thông tư 09/2021/TT-BYT, việc xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai được thực hiện hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và các nội dung sau đây:

- Tư vấn trước xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai về các đường lây nhiễm HIV, sự cần thiết của việc biết tình trạng nhiễm HIV, nguy cơ lây nhiễm HIV cho con và lợi ích của việc điều trị bằng thuốc kháng HIV sớm trong giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Chỉ định xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

- Thực hiện kỹ thuật xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai.

- Trả kết quả xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai. Đối với phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV khi chuyển dạ, sinh con thì kết quả xét nghiệm HIV được trả cho cơ sở y tế chỉ định xét nghiệm HIV trong thời gian sớm nhất và không quá 6 giờ kể từ thời điểm nhận mẫu.

- Tư vấn và xử trí sau xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai:

+ Trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm HIV dương tính: Tư vấn về điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và chuyển gửi ngay đến cơ sở điều trị thuốc kháng HIV;

+ Trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm HIV có phản ứng khi chuyển dạ, sinh con thì phải tư vấn điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng HIV ngay cho mẹ và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng HIV ngay cho cả mẹ và con, chuyển mẫu máu ngay để làm xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV. Trường hợp xét nghiệm HIV của người mẹ có kết quả không xác định, tiếp tục điều trị thuốc kháng HIV cho mẹ và con cho đến khi có kết quả xác định; trường hợp kết quả xét nghiệm HIV của người mẹ được xác định là âm tính thì dừng điều trị thuốc kháng HIV;

+ Trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm HIV âm tính và có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV: Tư vấn dự phòng nhiễm HIV và chuyển gửi phụ nữ mang thai tới cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV.

Phụ nữ mang thai có phải xét nghiệm HIV trong quá trình khám thai định kỳ hay không?

Theo Điều 4 Thông tư 09/2021/TT-BYT quy định về thời điểm và số lần xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai như sau:

Thời điểm và số lần xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai chưa biết tình trạng nhiễm HIV và đồng ý làm xét nghiệm HIV được chỉ định xét nghiệm HIV trong những lần khám thai định kỳ hoặc khi chuyển dạ, sinh con theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai của Bộ Y tế, cụ thể như sau:
1. Xét nghiệm HIV lần thứ nhất càng sớm càng tốt.
2. Xét nghiệm HIV lần thứ hai cho các trường hợp có hành vi nguy cơ cao quy định tại Khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống HIV/AIDS số 64/2006/QH11 như sau:
a) Có hành vi nguy cơ cao trong vòng 3 tháng trước khi xét nghiệm HIV lần thứ nhất;
b) Có hành vi nguy cơ cao sau khi được xét nghiệm HIV lần thứ nhất.

Như vậy, phụ nữ mang thai chưa biết tình trạng nhiễm HIV và đồng ý làm xét nghiệm HIV được chỉ định xét nghiệm HIV trong những lần khám thai định kỳ hoặc khi chuyển dạ, sinh con theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai của Bộ Y tế, cụ thể như sau:

- Xét nghiệm HIV lần thứ nhất càng sớm càng tốt.

- Xét nghiệm HIV lần thứ hai cho các trường hợp có hành vi nguy cơ cao, dễ làm lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm và những hành vi khác dễ làm lây nhiễm HIV:

+ Có hành vi nguy cơ cao trong vòng 3 tháng trước khi xét nghiệm HIV lần thứ nhất;

+ Có hành vi nguy cơ cao sau khi được xét nghiệm HIV lần thứ nhất.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

679 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào