Hoạt động trồng trọt bao gồm những gì? Quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt trong phạm vi cả nước là trách nhiệm của cơ quan nào?

Em ơi cho anh hỏi: Quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt trong phạm vi cả nước là trách nhiệm của cơ quan nào? Là của Chính phủ hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vậy em? Đây là câu hỏi của anh M.T đến từ Tiền Giang.

Hoạt động trồng trọt bao gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật Trồng trọt 2018 giải thích như sau:

Hoạt động trồng trọt bao gồm hoạt động về giống cây trồng; phân bón; canh tác; thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng.

Như vậy, hoạt động trồng trọt bao gồm hoạt động về giống cây trồng; phân bón; canh tác; thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng.

hoạt động trồng trọt

Hoạt động trồng trọt là gì? (Hình từ Internet)

Trong hoạt động trồng trọt thì sẽ bị nghiêm cấm những hành vi nào theo quy định hiện nay?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt
1. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng chưa được quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón chưa được quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp nhập khẩu phân bón quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này và sản xuất phân bón để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
3. Sản xuất, buôn bán giống cây trồng không đáp ứng điều kiện sản xuất, buôn bán; sản xuất, buôn bán phân bón chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón.
4. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng, phân bón, vật tư nông nghiệp khác và sản phẩm cây trồng giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.
5. Cung cấp thông tin về giống cây trồng, phân bón sai lệch với thông tin đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc sai lệch với thông tin tự công bố.
6. Thực hiện trái phép dịch vụ khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm định ruộng giống, giám định, chứng nhận chất lượng giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón.
7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm định ruộng giống, kiểm tra, giám định, chứng nhận chất lượng, hợp chuẩn, hợp quy về vật tư nông nghiệp và sản phẩm cây trồng.
8. Xuất khẩu trái phép giống cây trồng thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu.
9. Canh tác gây hại cho cây trồng, vật nuôi và sức khỏe con người; gây ô nhiễm môi trường; suy thoái và cạn kiệt tài nguyên đất, nước và đa dạng sinh học.
10. Khai thác, sử dụng trái phép tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước vào mục đích phi nông nghiệp.

Như vậy, trong hoạt động trồng trọt thì sẽ bị nghiêm cấm những hành vi nêu trên.

Quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt trong phạm vi cả nước là trách nhiệm của cơ quan nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:

Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch; chỉ đạo hướng dẫn thực hiện hoạt động trồng trọt;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình sản xuất trong hoạt động trồng trọt;
c) Tổ chức thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, thu hồi, hủy bỏ quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động trồng trọt theo thẩm quyền và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ;
d) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin; thực hiện thống kê, báo cáo về hoạt động trồng trọt;
đ) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; điều tra cơ bản, thu thập, quản lý các thông tin, tư liệu và hợp tác quốc tế trong hoạt động trồng trọt;
e) Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động trồng trọt;
g) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động trồng trọt.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt.

Theo đó, quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt trong phạm vi cả nước là trách nhiệm của Chính phủ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều này.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,373 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào