Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn là gì? Nhà nước có chính sách gì về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn?

Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn gồm những đối tượng nào? Nhà nước có chính sách gì về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn? Thắc mắc đến từ bạn L.K ở Bình Dương. Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn!

Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn là gì?

Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn được giải thích theo khoản 3 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 cụ thể:

Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn là việc xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn.

Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn

Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn (Hình từ Internet)

Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn gồm những đối tượng nào?

Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn được quy định ở Điều 2 Nghị định 127/2007/NĐ-CP cụ thể:

- Sản phẩm, hàng hoá được sản xuất để sử dụng trong nước; sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu; sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu;

- Dịch vụ liên quan đến các hoạt động sau: thương mại; bưu chính, viễn thông; công nghệ thông tin; xây dựng; giáo dục, đào tạo; lao động, dạy nghề; tài chính; ngân hàng; y tế; du lịch; văn hoá, giải trí; thể dục, thể thao; giao thông, vận tải; khoa học, công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; an ninh, an toàn; nông nghiệp và phát triển nông thôn; thuỷ sản; tài nguyên và môi trường; các dịch vụ khác phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.

- Quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, vận hành, bảo hành, bảo trì, tái chế, tiêu huỷ, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các quá trình khác trong hoạt động kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn;

- Môi trường đất, nước, không khí; tiếng ồn, độ rung, bức xạ, phóng xạ; chất thải rắn, nước thải, khí thải; phương tiện, công cụ và hoạt động quản lý, bảo vệ và gìn giữ môi trường;

- Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn;

Nhà nước có chính sách gì về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn?

Chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn theo Điều 4 Nghị định 127/2007/NĐ-CP cụ thể:

Chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
1. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, năng lực chuyên môn cho cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho việc đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, chuyên gia trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, các hội, hiệp hội tham gia xây dựng, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đầu tư phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam; đào tạo kiến thức, kỹ thuật, nghiệp vụ về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
4. Nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ; tổ chức quốc tế và khu vực; tổ chức, cá nhân nước ngoài về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; ký kết và thực hiện các hiệp định, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau song phương và đa phương về kết quả đánh giá sự phù hợp giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ; khuyến khích các tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với tổ chức tương ứng của các nước, vùng lãnh thổ nhằm tạo thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ.

Theo đó, chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn gồm:

Thứ nhất:

Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, năng lực chuyên môn cho cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định tiêu chuẩn quốc gia.

Thứ hai:

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho việc đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, chuyên gia trong lĩnh vực tiêu chuẩn;

Thứ ba:

Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, các hội, hiệp hội tham gia xây dựng, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn; đầu tư phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn tại Việt Nam; đào tạo kiến thức, kỹ thuật, nghiệp vụ về tiêu chuẩn.

Thứ tư:

Nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ; tổ chức quốc tế và khu vực; tổ chức, cá nhân nước ngoài về tiêu chuẩn;

Ký kết và thực hiện các hiệp định, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau song phương và đa phương về kết quả đánh giá sự phù hợp giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ; khuyến khích các tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với tổ chức tương ứng của các nước, vùng lãnh thổ nhằm tạo thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,131 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào