Hoạt động thú y là gì? Chính sách của Nhà nước hiện nay về hoạt động thú y được quy định như thế nào?

Chính sách của Nhà nước hiện nay về hoạt động thú y được quy định như thế nào? Bên cạnh đó thì hoạt động thú y được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Đây là câu hỏi của anh S.A đến từ Trà Vinh.

Hoạt động thú y là gì?

Hoạt động thú y được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Luật Thú y 2015 như sau:

Hoạt động thú y là công tác quản lý nhà nước về thú y và các hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y.

Theo đó, hoạt động thú y là công tác quản lý nhà nước về thú y và các hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y.

hoạt động thú y

Hoạt động thú y là gì? (Hình từ Internet)

Chính sách của Nhà nước hiện nay về hoạt động thú y được quy định như thế nào?

Chính sách của Nhà nước hiện nay về hoạt động thú y được quy định theo Điều 5 Luật Thú y 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017 như sau:

Chính sách của Nhà nước về hoạt động thú y
1. Trong từng thời kỳ, Nhà nước có chính sách cụ thể đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động sau đây:
a) Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ trong chẩn đoán, xét nghiệm, chữa bệnh động vật; xây dựng các cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, khảo nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng thuốc thú y phục vụ quản lý nhà nước; xây dựng khu cách ly kiểm dịch;
b) Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật; xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật theo hướng công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi;
c) Phát triển hệ thống thông tin, giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật;
d) Phòng, chống dịch bệnh động vật và khắc phục thiệt hại sau dịch bệnh động vật;
đ) Phòng, chống dịch bệnh có trong Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch; kiểm soát, khống chế, thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, các bệnh truyền lây giữa động vật và người;
e) Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường;
g) Sản xuất thuốc thú y, vắc-xin phục vụ phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm của động vật;
h) Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật.
2. Nhà nước khuyến khích các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; xây dựng cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ động vật tập trung;
b) Tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật; xã hội hóa hoạt động thú y, bảo hiểm vật nuôi;
c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thực hành tốt, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong lĩnh vực thú y;
d) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực thú y;
đ) Chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ động vật vì mục đích nhân đạo.
3. Người thực hiện hoạt động thú y theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu bị lây nhiễm bệnh, bị thương, chết thì được xem xét, hưởng chế độ, chính sách như đối với thương binh, liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Như vậy, chính sách của Nhà nước hiện nay về hoạt động thú y được quy định cụ thể trên.

Hoạt động thú y được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?

Hoạt động thú y được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Luật Thú y 2015 như sau:

Nguyên tắc hoạt động thú y
1. Bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động thú y từ trung ương đến địa phương nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe động vật, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, tính bền vững trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
2. Thực hiện phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời, chống dịch khẩn trương; phát hiện nhanh, chính xác, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh động vật, nguồn lây dịch bệnh động vật; ngăn chặn kịp thời sự lây nhiễm, lây lan của đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
3. Phòng, chống dịch bệnh động vật trước hết là trách nhiệm của chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật kịp thời, hiệu quả.
4. Bảo đảm thuận lợi trong giao dịch thương mại đối với động vật, sản phẩm động vật; hài hòa lợi ích của Nhà nước, cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, kết hợp khoa học và công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh, chữa bệnh động vật.

Như vậy, hoạt động thú y được thực hiện dựa trên những nguyên tắc trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,391 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào