Hoạt động thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục có bị xử phạt không? Mức phạt tiền đối với hoạt động thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục?
Hoạt động thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục có bị xử phạt không?
Theo Điều 10 Luật Thể dục, thể thao 2006 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao
1. Lợi dụng hoạt động thể dục, thể thao để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người. Hoạt động thể dục, thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc.
2. Sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao.
3. Gian lận trong hoạt động thể thao.
4. Bạo lực trong hoạt động thể thao.
5. Cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao.
7. Tổ chức đặt cược thể thao trái phép; đặt cược thể thao trái phép.
Theo đó, hoạt động thể dục, thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao.
Như vậy, nếu hoạt động thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục là hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt theo quy định.
Mức phạt tiền đối với hoạt động thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục?
Theo Điều 21 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định khác trong hoạt động thể thao như sau:
Vi phạm quy định khác trong hoạt động thể thao
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cố ý cản trở hoạt động thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động thể thao để xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động thể thao gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động thể thao gây thiệt hại đến sức khỏe.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2,3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, nếu hoạt động thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Có thể bị phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Lưu ý: mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân nếu tổ chức có hành vi nêu trên thì sẽ bị phạt gấp 2 lần cá nhân.
Hoạt động thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục có bị xử phạt không? (hình từ internet)
Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp là gì?
Theo Điều 55 Luật Thể thao 2006 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Thể dục thể thao sửa đổi 2018 quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp như sau:
Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp
1. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp bao gồm
a) Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao.
2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
b) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này
Như vậy, phải đảm bảo 2 điều kiện sau thì doanh nghiệp mới được hoạt động kinh doanh thể thao:
- Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.