Hoạt động thanh tra về báo chí gồm những nội dung gì? Thanh tra chuyên ngành Văn hóa và Thông tin thực hiện thanh tra về báo chí có những quyền hạn gì?
Hoạt động thanh tra về báo chí gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 58 Luật Báo chí 2016 quy định về Thanh tra chuyên ngành báo chí như sau:
Thanh tra chuyên ngành báo chí
Thanh tra chuyên ngành báo chí thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định về Thanh tra về báo chí như sau:
Thanh tra về báo chí
1. Thanh tra chuyên ngành Văn hóa - Thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về báo chí.
2. Nội dung hoạt động thanh tra:
a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động báo chí;
b) Hướng dẫn giải quyết khiếu nại về hoạt động báo chí;
c) Kiến nghị các biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật về hoạt động báo chí và hoàn thiện pháp luật, chính sách báo chí.
...
Theo quy định trên, thanh tra chuyên ngành Văn hóa và Thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về báo chí.
Nội dung thanh tra chuyên ngành Văn hóa và Thông tin khi thực hiện chức năng thanh tra về báo chí gồm:
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động báo chí;
- Hướng dẫn giải quyết khiếu nại về hoạt động báo chí;
- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật về hoạt động báo chí và hoàn thiện pháp luật, chính sách báo chí.
Hoạt động thanh tra về báo chí gồm những nội dung gì? Thanh tra chuyên ngành Văn hóa và Thông tin thực hiện thanh tra về báo chí có những quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Đối tượng của thanh tra chuyên ngành Văn hóa và Thông tin thực hiện chức năng thanh tra về báo chí là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định về Thanh tra về báo chí như sau:
Thanh tra về báo chí
...
3. Đối tượng thanh tra là hoạt động báo chí của các tổ chức, cơ quan báo chí, nhà báo và cá nhân.
Như vậy, đối tượng của hoạt động thanh tra về báo chí là hoạt động báo chí của các tổ chức, cơ quan báo chí, nhà báo và cá nhân.
Thanh tra chuyên ngành Văn hóa và Thông tin thực hiện thanh tra về báo chí có những quyền hạn gì theo quy định?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 11 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định về Thanh tra về báo chí như sau:
Thanh tra về báo chí
...
4. Quyền hạn của thanh tra:
a) Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền khen thưởng các cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và công dân có thành tích trong hoạt động báo chí;
b) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp vượt quá thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí;
c) Yêu cầu các đương sự và các bên liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết có liên quan trực tiếp đến việc thanh tra;
d) Trong quá trình thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra có thẩm quyền;
đ) Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, thanh tra chuyên ngành Văn hóa và Thông tin thực hiện thanh tra về báo chí có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền khen thưởng các cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và công dân có thành tích trong hoạt động báo chí.
Đồng thời, thanh tra chuyên ngành Văn hóa và Thông tin thực hiện thanh tra về báo chí có các quyền hạn sau:
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp vượt quá thẩm quyền;
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí;
- Yêu cầu các đương sự và các bên liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết có liên quan trực tiếp đến việc thanh tra;
- Trong quá trình thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra có thẩm quyền;
- Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.