Hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia có nằm trong nội dung chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia không?
- Hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia có nằm trong nội dung chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia không?
- Mức chi bồi dưỡng hỗ trợ cho cán bộ y tế, cộng tác viên tham gia công tác sàng lọc phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia là bao nhiêu?
- Nhà nước ưu tiên thực hiện các biện pháp phòng chống tác hại của rượu, bia đối với các đối tượng nào?
Hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia có nằm trong nội dung chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia không?
Đối chiếu với quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2020/NĐ-CP về nội dung chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia:
Nội dung chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Nội dung chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:
...
đ) Hoạt động tư vấn về tác hại của rượu, bia, sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia, can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tại y tế cơ sở, cộng đồng; sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn, dự phòng và điều trị can thiệp, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia, phòng, chống nghiện, tái nghiện và chăm sóc sức khỏe cho người nghiện rượu, bia tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Trong đó, hoạt động tư vấn về tác hại của rượu, bia, sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia, can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tại y tế cơ sở, cộng đồng nội dung chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia theo quy định.
Ngoài ra, nội dung chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia còn bao gồm các vấn đề sau:
- Xây dựng, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại cộng đồng, cơ quan, tổ chức;
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng kiến về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn, dự phòng và điều trị can thiệp, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia, phòng, chống nghiện, tái nghiện và chăm sóc sức khỏe cho người nghiện rượu, bia tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Sáng kiến, mô hình cộng đồng sức khỏe hạn chế sử dụng rượu, bia;
- Thống kê, thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu có liên quan đến sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rượu, bia; thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia theo chu kỳ 05 năm và hằng năm làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an ninh, trật tự và các vấn đề xã hội khác;
- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải, quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Mức chi bồi dưỡng hỗ trợ cho cán bộ y tế, cộng tác viên tham gia công tác sàng lọc phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 24/2020/NĐ-CP về chi sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; người mắc bệnh, rối loạn chức năng do uống rượu, bia; người nghiện rượu, bia:
Chi sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; người mắc bệnh, rối loạn chức năng do uống rượu, bia; người nghiện rượu, bia
....
3. Chi thù lao cho người thực hiện sàng lọc:
a) Chi cho nhân viên theo hợp đồng lao động: Mức tiền công và các khoản phụ cấp của người lao động được trả theo thỏa thuận dựa trên năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc của người lao động và các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, tiền công;
b) Chi bồi dưỡng hỗ trợ cho cán bộ y tế, cộng tác viên tham gia công tác sàng lọc: 20.000 đồng/lần/người;
Theo đó, mức chi bồi dưỡng hỗ trợ cho cán bộ y tế, cộng tác viên tham gia công tác sàng lọc phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia là 20.000 đồng/lần/người.
Lưu ý: Căn cứ khả năng cân đối ngân sách của địa phương và tình hình thực tế, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể xem xét, quyết định theo thẩm quyền mức chi bồi dưỡng hỗ trợ cho cán bộ y tế, cộng tác viên tham gia công tác sàng lọc phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia cao hơn mức quy định tại Nghị định 24/2020/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, mức chi thù lao cho người thực hiện sàng lọc còn bao gồm:
Mức chi cho nhân viên theo hợp đồng lao động: Mức tiền công và các khoản phụ cấp của người lao động được trả theo thỏa thuận dựa trên năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc của người lao động và các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, tiền công;
Mức chi bồi dưỡng cho cán bộ y tế tham gia công tác sàng lọc làm đêm, thêm giờ thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn về thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Mức chi bồi dưỡng hỗ trợ cho cán bộ y tế, cộng tác viên tham gia công tác sàng lọc phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nhà nước ưu tiên thực hiện các biện pháp phòng chống tác hại của rượu, bia đối với các đối tượng nào?
Dựa theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 về chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia:
Theo đó, Nhà nước có những chính sách ưu tiên thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia còn có những nội dung sau:
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công.
- Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.
- Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.