Hoạt động phòng chống khủng bố phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì? Trách nhiệm phòng chống khủng bố là trách nhiệm của ai?
Hoạt động phòng chống khủng bố phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Phòng chống khủng bố 2013 thì hoạt động phòng chống khủng bố phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau:
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, tham gia của toàn xã hội, lực lượng Công an nhân dân chủ trì phối hợp với Quân đội nhân dân làm nòng cốt.
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố.
- Bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra.
Hoạt động phòng chống khủng bố phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì? (Hình từ internet)
Trách nhiệm phòng chống khủng bố là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Phòng chống khủng bố 2013 về trách nhiệm phòng, chống khủng bố như sau:
Trách nhiệm phòng, chống khủng bố
1. Phòng, chống khủng bố là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình.
3. Tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên thì phòng chống khủng bố là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân.
Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình.
Và tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà nước có đề ra chính sách khoan hồng đối với tổ chức, cá nhân chủ động từ bỏ ý định khủng bố không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng chống khủng bố 2013 về chính sách phòng chống khủng bố như sau:
Chính sách phòng, chống khủng bố
1. Nhà nước lên án và nghiêm trị mọi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; sử dụng đồng bộ các biện pháp để tổ chức phòng, chống khủng bố; tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố.
2. Nhà nước có chính sách huy động thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ cho hoạt động phòng, chống khủng bố.
3. Nhà nước ưu tiên đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng chống khủng bố, tài trợ khủng bố.
4. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo vệ tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố. Cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố mà bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân có tài sản được huy động để phục vụ phòng, chống khủng bố, nếu bị thiệt hại thì được bồi thường.
5. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống khủng bố thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
6. Nhà nước có chính sách khoan hồng đối với tổ chức, cá nhân chủ động từ bỏ ý định khủng bố, tài trợ khủng bố; tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc trước khi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố bị phát giác mà cố gắng ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại, khắc phục hậu quả xảy ra và tự thú, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, điều tra, truy tố, xét xử khủng bố, tài trợ khủng bố.
Theo đó, một trong những chính sách của nhà nước trong hoạt động phòng chống khủng bố đó là chính sách khoan hồng. Cụ thể là nhà nước có chính sách khoan hồng đối với tổ chức, cá nhân chủ động:
- Từ bỏ ý định khủng bố, tài trợ khủng bố;
- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc trước khi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố bị phát giác mà cố gắng ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại, khắc phục hậu quả xảy ra và tự thú, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, điều tra, truy tố, xét xử khủng bố, tài trợ khủng bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.