Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội bao gồm những hoạt động nào? Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm gì trong việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật?
Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội bao gồm những hoạt động nào?
Căn cứ vào Điều 47 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về các hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội như sau:
Các hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Chất vấn những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của Luật này;
b) Giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật;
c) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
2. Đại biểu Quốc hội tự mình tiến hành hoạt động giám sát hoặc tham gia hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội; tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu.
Đại biểu Quốc hội thực hiện hoạt động giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Chất vấn những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của Luật này;
b) Giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật;
c) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội bao gồm những hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Đại biểu Quốc hội được chất vấn ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về chất vấn của đại biểu Quốc hội như sau:
Chất vấn của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của Luật này.
2. Nội dung chất vấn phải cụ thể, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn.
3. Trình tự chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Điều 15 và Điều 26 của Luật này, Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quy chế làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Trường hợp đại biểu Quốc hội gửi chất vấn trực tiếp bằng văn bản đến người bị chất vấn thì chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chất vấn, người bị chất vấn phải trả lời bằng văn bản cho người chất vấn, đồng thời gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Bên cạnh đó, Điều 4 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền giám sát của Quốc hội
1. Thẩm quyền giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội được quy định như sau:
...
đ) Đại biểu Quốc hội chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát văn bản quy phạm pháp luật, việc thi hành pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại các bộ, ngành, địa phương khi có yêu cầu.
Như vậy, đại biểu Quốc hội được chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước bằng hình thức chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn.
Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm gì trong việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
Đại biểu Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật
Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét nội dung các văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật đó. Nếu cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản không thực hiện kiến nghị hoặc thực hiện không đáp ứng với yêu cầu thì đại biểu Quốc hội báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét nội dung các văn bản quy phạm pháp luật.
+ Trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật đó.
+ Nếu cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản không thực hiện kiến nghị hoặc thực hiện không đáp ứng với yêu cầu thì đại biểu Quốc hội báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.