Hoạt động dự báo luồng tiền gồm những nội dung gì? Dự báo luồng tiền được chia làm mấy loại, mấy kỳ, lấy nguồn từ đâu?

Khi tìm hiểu về hoạt động ngân hàng nói chung tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, tôi được biết đến nghiệp vụ dự báo luồng tiền trong việc quản lý ngân quỹ nhà nước. Vậy dự báo luồng tiền là làm những gì, gồm những loại nào? Việc dự báo này được lấy nguồn từ đâu?

Dự báo luồng tiền gồm những nội dung gì?

Dự báo luồng tiền

Việc dự báo luồng tiền gồm những nội dung được quy định tại Điều 6 Nghị định 24/2016/NĐ-CPĐiều 5 Thông tư 314/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:

(1) Dự báo các khoản thu ngân quỹ nhà nước bao gồm: thu ngân sách nhà nước; thu các quỹ tài chính nhà nước và các khoản thu tiền gửi của các đơn vị giao dịch tại Kho bạc nhà nước; thu từ huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển (vay trong nước; vay nước ngoài); các khoản thu hồi sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi.

(2) Dự báo chi ngân quỹ nhà nước bao gồm: chi ngân sách nhà nước (chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên; chi trả hoàn thuế giá trị gia tăng, không bao gồm chi trả nợ thuộc phạm vi ngân sách nhà nước ); chi trả nợ đến hạn (bao gồm, trả nợ trong nước như chi trả trái phiếu Chính phủ, trả nợ vay Bảo hiểm Xã hội Việt Nam,...; trả nợ nước ngoài và các khoản thanh toán nợ khác); các khoản chi tiền gửi của các đơn vị giao dịch tại Kho bạc nhà nướcvà các quỹ tài chính nhà nước.

Chi tiết dự báo luồng tiền được thực hiện theo Mẫu số 05/DBTH, Mẫu số 06/DBVN và Mẫu số 07/DBNT ban hành kèm theo Thông tư 314/2016/TT-BTC, cụ thể:

(3) Xác định nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt trong kỳ dự báo.

Ngoài ra, việc dự báo các khoản thu ngân quỹ nhà nước không bao gồm các khoản thu, chi ngân quỹ nhà nước chỉ mang tính chất chuyển nguồn, chuyển quỹ, không ảnh hưởng đến sự biến động tồn ngân quỹ nhà nước của toàn hệ thống Kho bạc nhà nước; các khoản thu, chi viện trợ, vay nợ nước ngoài theo phương thức tài trợ trực tiếp cho các chương trình, dự án, không thực hiện thanh toán qua Kho bạc nhà nước; các khoản ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước .

Có mấy loại dự báo luồng tiền?

Các loại dự báo luồng tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 314/2016/TT-BTC gồm:

- Dự báo luồng tiền bằng đồng Việt Nam.

- Dự báo luồng tiền bằng ngoại tệ quy ra đô la Mỹ.

- Dự báo luồng tiền cả bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ quy ra đồng Việt Nam.

Việc dự báo luồng tiền được chia làm mấy kỳ?

Kỳ dự báo luồng tiền được quy định tại Điều 4 Thông tư 314/2016/TT-BTC như sau:

(1) Kỳ dự báo luồng tiền được lập theo quý (có chia ra tháng) và dự báo năm (có chia ra quý).

- Đối với dự báo quý, Kho bạc nhà nước tổng hợp số liệu dự báo trước ngày 20 tháng cuối quý trước.

- Đối với dự báo năm, Kho bạc nhà nước tổng hợp số liệu dự báo trước ngày 20 tháng cuối năm trước.

(2) Tùy theo tình hình thu, chi Ngân quỹ nhà nước và yêu cầu quản lý, kho bạc nhà nước có thể lập dự báo luồng tiền theo tháng, tuần hoặc ngày.

- Đối với dự báo tháng, Kho bạc nhà nước tổng hợp số liệu trước ngày làm việc cuối cùng của tháng trước.

- Đối với dự báo tuần, Kho bạc nhà nước tổng hợp số liệu trước ngày làm việc đầu tiên của tuần dự báo.

Nguồn thông tin cho việc dự báo luồng tiền được lấy từ đâu?

Điều 6 Thông tư 314/2016/TT-BTC quy định những nguồn thông tin tương ứng với từng loại số liệu như sau:

(1) Đối với số liệu thu ngân sách nhà nước:

- Tổng cục Thuế xác định và cung cấp cho Kho bạc nhà nước số thu nội địa, thu dầu thô (theo Mẫu số 01/DB-TCT ban hành kèm theo Thông tư này).

- Tổng cục Hải quan xác định và cung cấp cho Kho bạc nhà nước số thu ngân sách nhà nước từ hàng hóa xuất nhập khẩu (theo Mẫu số 02/DB-TCHQ ban hành kèm theo Thông tư này).

(2) Đối với số liệu chi ngân sách nhà nước (ng bao gồm chi hoàn thuế giá trị gia tăng), do Kho bạc nhà nước tự xác định; đối với số chi hoàn thuế giá trị gia tăng, do Tổng cục Thuế xác định và cung cấp cho Kho bạc nhà nước (theo Mẫu số 01/DB-TCT).

(3) Đối với số liệu vay và trả nợ vay:

- Vay và trả nợ vay trong nước: Kho bạc nhà nước xác định số vay và trả nợ vay qua phát hành trái phiếu Chính phủ để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển; các khoản trả nợ vay phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt đến hạn trong kỳ.

- Vay và trả nợ vay nước ngoài: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại xác định và cung cấp cho Kho bạc nhà nước các khoản vay và viện trợ nước ngoài trực tiếp cho ngân sách nhà nước; các khoản trả nợ vay nước ngoài đến hạn trong kỳ (theo Mẫu số 03/DB-CQLN ban hành kèm theo Thông tư này).

- Vay và trả nợ vay khác của Ngân sách nhà nước: Vụ ngân sách nhà nước xác định và cung cấp cho Kho bạc nhà nước (theo Mẫu số 04/DB-NSNN ban hành kèm theo Thông tư này).

(4) Đối với số liệu thu, chi tiền gửi của các đơn vị giao dịch và các quỹ tài chính nhà nước: Do Kho bạc nhà nước tự xác định.

(5) Thu hồi các khoản sử dụng Ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi đến hạn trong kỳ: Do Kho bạc nhà nước tự xác định

Như vậy, nghiệp vụ dự báo luồng tiền được thực hiện bao gồm những nội dung cụ thể theo luật định. Để thuận tiện, dễ theo dõi, quản lý, kỳ dự báo luồng tiền được chia ra nhiều kỳ với những mốc thời gian khác nhau.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,063 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào