Hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo là gồm những hoạt động nào? Việc trợ giúp nhân đạo bảo đảm nguyên tắc gì?

Hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo là gồm những hoạt động nào? Việc trợ giúp nhân đạo bảo đảm nguyên tắc gì? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo? Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo?

Hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo là gồm những hoạt động nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 thì hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo được hiểu là hoạt động trợ giúp cho người khuyết tật, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác. Cụ thể gồm có những hoạt động sau:

- Trợ giúp tiền, phương tiện, công sức;

- Trợ giúp kinh phí học nghề, tạo việc làm;

- Trợ giúp kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng;

- Trợ giúp khác.

Việc trợ giúp nhân đạo bảo đảm nguyên tắc gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 quy định như sau:

Hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo
...
3. Việc cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo bảo đảm nguyên tắc ưu tiên những nơi, những đối tượng khó khăn nhất và được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp cứu trợ khẩn cấp thì tiền, hiện vật được cung cấp ngay, trực tiếp cho các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong trường hợp trợ giúp nhân đạo thì các đối tượng nhận tiền, hiện vật cứu trợ được xác định trên cơ sở bình xét công khai, dân chủ của cộng đồng và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc cơ sở bảo trợ xã hội nơi đối tượng đang được nuôi dưỡng.
...

Theo quy định trên thì việc trợ giúp nhân đạo bảo đảm nguyên tắc ưu tiên những nơi, những đối tượng khó khăn nhất và được thực hiện như sau:

Trong trường hợp trợ giúp nhân đạo thì các đối tượng nhận tiền, hiện vật cứu trợ được xác định trên cơ sở bình xét công khai, dân chủ của cộng đồng và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở bảo trợ xã hội nơi đối tượng đang được nuôi dưỡng.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo?

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo? (Hình từ internet)

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 thì trong hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo có những hành vi bị cấm như sau:

- Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo.

- Sử dụng, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng con người trong hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo.

- Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hiện vật do tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp cho hoạt động chữ thập đỏ vvề trợ giúp nhân đạo.

- Lợi dụng hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo nhằm mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

- Lợi dụng hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo để vụ lợi.

- Yêu cầu người được cứu trợ, trợ giúp trả chi phí cho việc tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hiện vật trong hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo.

- Sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ trái pháp luật.

Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 quy định về trách nhiệm của các bộ như sau:

Trách nhiệm của các bộ
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp, trợ giúp nhân đạo, tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa.
2. Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu ban đầu, hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn lực, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động chữ thập đỏ.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn hoạt động chữ thập đỏ về phòng ngừa, ứng phó thảm họa.
5. Bộ Ngoại giao hướng dẫn, hỗ trợ hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác phát triển tổ chức và hoạt động chữ thập đỏ của thanh niên, thiếu niên trong trường hợp.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động chữ thập đỏ.

Theo quy định trên về trách nhiệm của các bộ thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp, trợ giúp nhân đạo, tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa.

Như vậy, cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

523 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào