Hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe bao gồm những hoạt động nào theo quy định của pháp luật?

Cá nhân trong hoạt động chữ thập đỏ có trách nhiệm như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành? Hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe bao gồm những hoạt động nào? Trong hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe pháp luật nghiêm cấm thực hiện hành vi nào?

Cá nhân trong hoạt động chữ thập đỏ có trách nhiệm như thế nào theo quy định của pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 quy định như sau:

Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức khác và cá nhân trong hoạt động chữ thập đỏ
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên thuộc tổ chức của mình và nhân dân tham gia hoạt động chữ thập đỏ, giám sát việc thực hiện pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ.
2. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tổ chức lực lượng thanh niên, thiếu niên hoạt động chữ thập đỏ.
3. Tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động chữ thập đỏ.

Theo quy định trên thì cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động chữ thập đỏ theo quy định của pháp luật.

Hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe là bao gồm những hoạt động nào theo quy định của pháp luật?

Hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe là bao gồm những hoạt động nào theo quy định của pháp luật? (Hình từ internet)

Hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe bao gồm những hoạt động nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 quy định về hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe như sau:

Hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe được hiểu là hoạt động góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, tham gia phòng, chống dịch bệnh. Cụ thể bao gồm các hoạt động sau:

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe; vận động, hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân thực hiện biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng;

- Tổ chức lực lượng, tiến hành huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng hội viên, tình nguyện viên có kiến thức, kỹ năng, phương pháp để thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe;

- Tham gia phòng, chống dịch bệnh;

- Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, hình thức khám bệnh, chữa bệnh lưu động theo quy định của pháp luật.

Cá nhân tham gia hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe nếu bị tổn hại về sức khoẻ, tính mạng thì có được hưởng chính sách của nhà nước không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 quy định về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động chữ thập đỏ như sau:

Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động chữ thập đỏ
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chữ thập đỏ.
2. Khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên thì khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cá nhân tham gia hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe nếu bị tổn hại về sức khoẻ, tính mạng thì sẽ được hưởng chính sách của nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trong hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe pháp luật nghiêm cấm thực hiện hành vi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 thì trong hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe pháp luật nghiêm cấm thực hiện hành vi sau:

- Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe.

- Sử dụng, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng con người trong hoạt động chữ thập đỏ về sức khỏe.

- Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hiện vật do tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp cho hoạt động chữ thập đỏ về sức khỏe.

- Lợi dụng hoạt động chữ thập đỏ về sức khỏe nhằm mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

- Lợi dụng hoạt động chữ thập đỏ về sức khỏe để vụ lợi.

- Yêu cầu người được cứu trợ, trợ giúp trả chi phí cho việc tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hiện vật trong hoạt động chữ thập đỏ về sức khỏe.

- Sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ trái pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

386 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào