Hỏa táng là gì? Người trực tiếp làm hỏa táng có thuộc đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động không?
- Hỏa táng là gì? Công việc trực tiếp làm hỏa táng thuộc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không?
- Người trực tiếp làm hỏa táng có thuộc đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động không?
- Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với người trực tiếp làm hỏa táng gồm những gì?
Hỏa táng là gì? Công việc trực tiếp làm hỏa táng thuộc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không?
Hỏa táng là hình thức mai táng người chết bằng cách thiêu xác để lấy tro cốt đựng trong hũ, bình hay còn gọi là tiểu. Tuỳ theo từng tôn giáo, tro sau khi hoả táng được chôn cất hoặc đem về thờ tại nhà hoặc gửi vào các nơi thờ phụng.
Công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Danh mục Ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH, trong đó tại Mục 30 có quy định:
...
23. Kiểm nghiệm, sản xuất thuốc thú y; giữ giống bảo tồn gien, chủng vi sinh vật, ký sinh trùng; diệt khuẩn, khử trùng môi trường; kiểm định thực phẩm, khử trùng.
24. Trực tiếp giết mổ động vật, chăm sóc, chăn nuôi các động vật lớn trong cơ sở sản xuất kinh doanh; nuôi huấn luyện chó nghiệp vụ, các loại thú dữ, rắn, cá sấu và tiêu hủy các động vật dịch.
25. Trực tiếp vận hành máy bơm xăng, dầu, khí hóa lỏng; sửa chữa bồn, bể xăng, dầu, giao, nhận, bán buôn, bán lẻ xăng dầu.
26. Trực tiếp chế biến mủ cao su, nhựa thông.
27. Trực tiếp vận hành sản xuất, chế biến bia, rượu, nước giải khát, thuốc lá, dầu ăn, bánh kẹo, sữa.
28. Diễn viên xiếc, xiếc thú; vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên thể dục, thể thao chuyên nghiệp.
29. Làm việc với các thiết bị màn hình máy tính bao gồm: kiểm soát không lưu, điều hành, điều khiển từ xa thông qua màn hình.
30. Trực tiếp làm hỏa táng, địa táng.
31. Các công việc đặc thù trong lĩnh vực quân sự thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
32. Trực tiếp vận hành máy có động cơ trong nông nghiệp gồm: máy tuốt, máy gặt, máy bừa, máy cắt cỏ, máy phun thuốc bảo vệ thực vật, máy bơm nước./.
Như vậy, công việc trực tiếp làm hỏa táng thuộc danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không.
Hỏa táng là gì? (Hình từ Internet)
Người trực tiếp làm hỏa táng có thuộc đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động không?
Người trực tiếp làm hỏa táng có thuộc đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động không, thì theo Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP như sau:
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, người trực tiếp làm hỏa táng thuộc đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo nhóm 3.
Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với người trực tiếp làm hỏa táng gồm những gì?
Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với người trực tiếp làm hỏa táng được quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP như sau:
(1) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
(2) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
(3) Nội dung huấn luyện chuyên ngành:
Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm;
Quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.