Hóa chất nguy hiểm dễ cháy, nổ, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất nguy hiểm khác phải đảm bảo quy định ra sao?

Các yêu cầu về thiết bị đối với hóa chất nguy hiểm được quy định như thế nào? Yêu cầu về phương tiện chứa và nhãn hóa chất nguy hiểm phải tuân thủ những gì? Hóa chất nguy hiểm dễ cháy, nổ, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất nguy hiểm khác phải đảm bảo quy định ra sao? Anh Khanh đến từ Lào Cai đăt câu hỏi.

Các yêu cầu về thiết bị đối với hóa chất nguy hiểm được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT quy định yêu cầu về thiết bị đối với hóa chất nguy hiểm như sau:

Yêu cầu về thiết bị
6.1. Thiết bị sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng hóa chất nguy hiểm phải đảm bảo yêu cầu chung về an toàn theo quy định tại TCVN 2290: 1978
6.2. Khi thay thế, bổ sung các chi tiết của thiết bị làm việc với hóa chất nguy hiểm phải đảm bảo độ bền cơ học, hóa học, độ chịu lửa, chịu nhiệt, độ kín theo đúng chỉ tiêu kỹ thuật quy định.
6.3. Thiết bị vận chuyển hóa chất (băng tải, băng nâng...) phải có hệ thống phát tín hiệu cảnh báo trước khi khởi động.
6.4. Bề mặt nóng của thiết bị và ống dẫn chứa hóa chất có thể gây ra bỏng cho người làm việc phải được che chắn cách ly.
6.5. Khi vận hành, sử dụng các thiết bị chứa hóa chất chịu áp lực phải thực hiện đúng những yêu cầu trong hệ thống quy chuẩn kỹ thuật về các thiết bị chịu áp lực và các quy định hiện hành.
6.6. Hệ thống đo lường, kiểm soát công nghệ của các thiết bị trong các quá trình sản xuất hóa chất nguy hiểm phải được kiểm tra định kỳ, hiệu chuẩn sai số đảm bảo thiết bị vận hành ổn định.

Hóa chất nguy hiểm dễ cháy, nổ, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất nguy hiểm khác phải đảm bảo quy định ra sao?

Hóa chất nguy hiểm dễ cháy, nổ, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất nguy hiểm khác phải đảm bảo quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về phương tiện chứa và nhãn hóa chất nguy hiểm phải tuân thủ những gì?

Về yêu cầu về phương tiện chứa và nhãn hóa chất nguy hiểm được nêu rõ tại Mục 7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT thì:

Yêu cầu về phương tiện chứa và nhãn hàng hóa
7.1. Phương tiện chứa hóa chất nguy hiểm phải đảm bảo kín và chắc chắn, chịu được những va đập và tác động của thời tiết trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hoá giữa các phương tiện và xếp dỡ vào nhà xưởng, kho chứa bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới. Mức độ nạp phù hợp với quy định đối với từng loại hóa chất nguy hiểm. Bao bì dùng hết phải bảo quản riêng. Trường hợp sử dụng lại bao bì phải làm sạch, bảo đảm không phản ứng với hóa chất được nạp tiếp theo.
Vật liệu kê, đậy phải được đánh dấu để phân biệt từng loại hoá chất, không được dùng lẫn của nhau.
7.2. Phương tiện chứa hóa chất nguy hiểm phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ các nội dung theo quy định hiện hành về ghi nhãn hóa chất.
7.3. Nhãn hàng hóa của hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và không bị rách. Trường hợp nhãn bị mất hoặc hư hỏng không thể hiện rõ thông tin xác định hóa chất trong thiết bị chứa, phải tiến hành phân tích, xác định rõ tên và thành phần chính của hóa chất để bổ sung nhãn mới trước khi đưa ra lưu thông hoặc đưa vào sử dụng (kể cả trong trường hợp phải tiêu hủy).

Theo đấy, phương tiện chứa hóa chất nguy hiểm phải đảm bảo kín và chắc chắn, chịu được những va đập và tác động của thời tiết trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hoá giữa các phương tiện và xếp dỡ vào nhà xưởng, kho chứa bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới.

Nhãn hóa chất nguy hiểm phải đảm bảo rõ, dễ đọc và không bị rách.

Hóa chất nguy hiểm dễ cháy, nổ, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất nguy hiểm khác phải đảm bảo quy định ra sao?

Theo Mục 8.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT quy định yêu cầu khi làm việc tiếp xúc với hóa chất như sau:

Yêu cầu khi làm việc tiếp xúc với hóa chất
8.4.1. Không dùng khí nén có ô xy để nén đầy hóa chất dễ cháy, nổ từ thiết bị này sang thiết bị khác. Khi san rót hóa chất dễ cháy, nổ sang thiết bị chứa khác, phải tiếp đất bình chứa và bình rót;
8.4.2. Khi pha dung môi vào khối hóa chất lỏng ở thiết bị hở phải cách xa vùng có lửa ít nhất 10 m. Chỉ được pha dung môi vào khối hóa chất lỏng khi nhiệt độ khối hóa chất lỏng thấp hơn nhiệt độ sôi của dung môi.
8.4.3. Không dùng ngọn lửa trực tiếp soi sáng để tìm chỗ hở các đường ống dẫn, thiết bị chứa các hóa chất dễ cháy, nổ;
8.4.4. Trường hợp hóa chất dễ cháy, nổ, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất khác phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất, quy trình thao tác an toàn;
- Biết rõ ảnh hưởng của chất thêm vào đối với tính chịu nhiệt, tính dễ cháy, nổ của loại hóa chất dễ cháy, nổ;
- Chất thêm vào không có tạp chất không xác định.
8.4.5. Trước khi hàn thiết bị, ống dẫn trước đã chứa hóa chất dễ cháy, nổ, phải mở hết các nắp thiết bị, mặt bích ống dẫn và làm thoát hết khi dễ cháy, nổ ra ngoài, thau rửa sạch đảm bảo không còn khả năng tạo thành hỗn hợp cháy, nổ.
8.4.6. Trước khi đưa vào đường ống hay thiết bị một chất có khả năng gây cháy, nổ, hoặc trước và sau khi sửa chữa phải thực hiện nghiêm ngặt các quy trình phòng cháy, nổ:
- Thử kín, thử áp (nếu cần);
- Thông rửa bằng môi chất thích hợp hoặc khí trơ;
- Xác định hàm lượng ô xy, không khí hoặc chất cháy, nổ còn lại sao cho không còn khả năng tạo hỗn hợp cháy, nổ.
Kết quả kiểm tra phải được xác nhận của cán bộ phụ trách an toàn trước khi tiến hành sửa chữa;
8.4.7. Khi sơn xì, đặc biệt sơn trong khu vực kín phải đảm bảo hỗn hợp sơn với không khí ở ngoài vùng giới hạn nổ và tránh hiện tượng tĩnh điện gây ra cháy, nổ;
8.4.8. Khi xếp, dỡ hóa chất dễ cháy, nổ:
- Phải xây dựng quy trình an toàn xếp, dỡ hóa chất dễ chảy, nổ;
- Trang bị phương tiện ứng phó sự cố tràn, đổ phù hợp;
- Cấm các phương tiện vận chuyển không có nhiệm vụ hoặc không đáp ứng các quy định về phòng chống cháy, nổ đi vào bên trong khu vực bảo quản hóa chất dễ cháy, nổ.
-Trong quá trình xếp, dỡ hóa chất dễ cháy, nổ, phương tiện vận chuyển phải tắt máy hoàn toàn hoặc có biện pháp phòng chống cháy, nổ phù hợp;
8.4.9. Trường hợp xảy ra sự cố cháy, nổ, mọi người có mặt phải dùng phương tiện bảo vệ cá nhân tham gia cứu chữa người bị nạn và chữa cháy. Những người không có phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo an toàn không được tham gia chữa cháy. Người gọi điện thoại báo công an phòng cháy chữa cháy và y tế cấp cứu, phải chỉ dẫn địa chỉ rõ ràng và trực tiếp đón dẫn đường nhanh nhất.
8.4.11. Trường hợp xảy ra cháy ở khu vực có thiết bị thông gió đang hoạt động phải lập tức dừng thiết bị thông gió để đám cháy không lan rộng ra những vùng khác, sau đó áp dụng các biện pháp chữa cháy phù hợp.
8 4.12. Phải có quy định chặt chẽ chế độ dùng lửa tại khu vực sản xuất, sử dụng và kho chứa hóa chất dễ cháy, nổ. Khi sửa chữa cơ khí, hàn điện hay hàn hơi phải tuân thủ quy trình làm việc an toàn phòng cháy, nổ, có xác nhận bảo đảm của cán bộ an toàn lao động.

Như vậy, trong trường hợp hóa chất dễ cháy, nổ, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất khác phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất, quy trình thao tác an toàn;

- Biết rõ ảnh hưởng của chất thêm vào đối với tính chịu nhiệt, tính dễ cháy, nổ của loại hóa chất dễ cháy, nổ;

- Chất thêm vào không có tạp chất không xác định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,635 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào