Yêu cầu tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp?
Tăng cường quản lý Nhà nước về kinh doanh bất động sản như thế nào?
Nội dung này được đề cập tại Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 2/2023 do Chính phủ ban hành ngày 28/02/2023.
Theo đó, Nghị quyết nêu rõ trong thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo tại các nghị quyết của Chính phủ;
Tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện việc thực thi pháp luật, chủ động đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp hoặc chưa có quy định đầy đủ; trực tiếp chỉ đạo xây dựng các đề nghị xây dựng luật, dự án luật; ưu tiên các nguồn lực đầu tư về nhân lực và kinh phí để triển khai nhiệm vụ công tác xây dựng pháp luật, bảo đảm yêu cầu về tiến độ và chất lượng.
Trong quá trình soạn thảo các dự án luật cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, cơ quan, tổ chức liên quan khác để tạo sự đồng thuận; tăng cường truyền thông chính sách, tạo đồng thuận trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Trong đó, nội dung về kinh doanh bất động sản được nhấn mạnh như sau:
Dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm:
- Làm rõ nguyên tắc áp dụng Luật Kinh doanh bất động sản trong mối quan hệ với các luật có liên quan: Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Công chứng..., phù hợp với nguyên tắc xây dựng và áp dụng pháp luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội theo nguyên tắc Nhà nước sẽ không can thiệp nếu thị trường vận hành tốt, bảo đảm phát triển thị trường an toàn, lành mạnh, bền vững; đồng thời cần có biện pháp, công cụ điều tiết phù hợp, kịp thời của Nhà nước khi cần thiết, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định kinh tế.
- Tăng cường quản lý Nhà nước về kinh doanh bất động sản, thiết kế các công cụ quản lý phù hợp về phạm vi, đối tượng và thẩm quyền của các cấp, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, minh bạch hóa thị trường, công bằng xã hội;
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền một cách hợp lý để có thể kịp thời xử lý các tình huống, khó khăn, vướng mắc phát sinh, gắn với kiểm tra, giám sát việc thực hiện; bảo đảm quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương về thị trường bất động sản; có công cụ kiểm tra, giám sát và có cơ chế khen thưởng hoặc xử lý khi có vi phạm.
- Rà soát các quy định pháp luật của dự thảo Luật về: hợp đồng, công chứng, thẩm quyền, thủ tục, điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản... bảo đảm thống nhất với quy định pháp luật về công chứng, dân sự, đất đai, đầu tư...
- Cải cách thủ tục hành chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp tục lấy ý kiến, tham vấn đầy đủ, thực chất ý kiến của đối tượng chịu sự tác động, chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn; phối hợp với các cơ quan để tiếp tục tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật, bảo đảm chất lượng.
Yêu cầu tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp?
Yêu cầu tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?
Ngày 3/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2023.
Theo đó, Chính phủ cho rằng, nước ta còn không ít khó khăn, thách thức phải đối mặt, xử lý cần nhất quán, kiên trì, kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó nổi bật là vấn đề về thị trường vốn, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều khó khăn:
- Yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, khẩn trương phân bổ chi tiết toàn bộ hoạch vốn ngân sách năm 2023, quản lý chặt chẽ, thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, nhất là các dự án giao thông, làm tổ công tác chuẩn bị đầu tư, tăng cường hoạt động của 6 tổ công tác, giải quyết các khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.
- Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.
Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, nhất là rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật; trước các vướng mắc thực tiễn, các vấn đề mà cuộc sống đặt ra thì phải ưu tiên giải quyết ngay. Rà soát, có giải pháp phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các loại thị trường, nhất là thị trường bất động sản.
Cần quy định linh hoạt Chương trình phát triển nhà ở cho địa phương theo Nghị quyết 27/NQ-CP?
Tại Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2023 nêu rõ, Về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu bảo đảm các yêu cầu sau:
- Quy định các chính sách đối với nhà chung cư: Thời hạn sử dụng nhà chung cư; các trường hợp phải phá dỡ chung cư; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể, phù hợp với quy định Hiến pháp, thống nhất, đồng bộ với quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Xây dựng và Luật Đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích người dân, Nhà nước và doanh nghiệp.
- Cần quy định linh hoạt Chương trình phát triển nhà ở cho địa phương, cắt giảm thủ tục hành chính để địa phương chủ động triển khai thực hiện; quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quy hoạch bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội trong quỹ đất xây dựng nhà ở của tỉnh, không quy định tỷ lệ diện tích đất dành cho nhà ở xã hội đối với từng dự án để linh hoạt, phù hợp với thực tiễn;
Có cơ chế hữu hiệu để huy động nguồn lực của khu vực tư nhân cho phát triển nhà ở xã hội, gắn trách nhiệm của chủ đầu tư trong xây dựng nhà ở xã hội, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu của Chính phủ trong việc triển khai quyết liệt Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021- 2030.
- Hoàn thiện quy định chủ đầu tư được bố trí quỹ đất riêng để xây dựng công trình kinh doanh thương mại dịch vụ trong phạm vi dự án nhà ở xã hội, bảo đảm hài hòa lợi ích người dân, Nhà nước và nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển, bảo đảm công khai, minh bạch, thống nhất với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và pháp luật có liên quan, về bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội, quy định trường hợp có 02 nhà đầu tư trở lên thì thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo pháp luật về đấu thầu, bảo đảm công bằng giữa các nhà đầu tư.
- Xác định giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp, lợi nhuận định mức và không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước; thực hiện công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của các bên để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư.
- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định cho phép nhà đầu tư có quyền sử dụng đất ở hoặc đất khác (trừ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm) được thực hiện dự án nhà ở thương mại, phù hợp với quy hoạch khi có đủ điều kiện làm chủ đầu tư; có chính sách sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài gắn với đất thuê để phù hợp với thực tế.
- Để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa các Luật: Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Đất đai và các luật chuyên ngành khác với Luật Công chứng, cần sửa đổi theo hướng:
Luật Nhà ở và các luật chuyên ngành khác quy định rõ các giao dịch phải công chứng, chứng thực về nhà ở, tài sản khác; Luật Công chứng quy định về trình tự, thủ tục công chứng các giao dịch đó; rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm nội dung dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) thống nhất, đồng bộ với các Luật: Đầu tư, Kinh doanh bất động sản, Đất đai, Xây dựng, Quản lý, sử dụng tài sản công,....
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.