Yêu cầu hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản trong nước và trên thị trường quốc tế?
- Bảo hộ thương hiệu nông sản là gì?
- Yêu cầu hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản trong nước và trên thị trường quốc tế đúng không?
- Giải pháp lâu dài mà Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ thực hiện để nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc là gì?
- Nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh tại khu vực biên giới phía Bắc là gì để giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản?
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 492/CĐ-TTg năm 2023 ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Bảo hộ thương hiệu nông sản là gì?
- Thương hiệu nông sản là tên gọi hoặc logo được đặt hoặc thiết kế để dán nhãn, gắn lên các sản phẩm nông sản, như bao bì gạo, cà phê, ngũ cốc, …
- Bên cạnh đó, thương hiệu này còn in trên bảng hiệu và cũng dùng để quảng cáo trên facebook, fanpage,… Tất cả điều này đều dùng thương hiệu đã đặt hoặc thiết kế.
Nếu cá nhân, tổ chức muốn được độc quyền thương hiệu, không có thương hiệu nào trùng với thương hiệu nông sản của mình, thì có thể đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu nông sản (hay còn gọi là đăng ký độc quyền nhãn hiệu) theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Theo quy định, đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản là việc đăng ký để bảo hộ độc quyền việc sử dụng thương hiệu nông sản đó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng nông sản, cấm không cho người khác sử dụng thương hiệu nông sản của bạn để đặt tên cho thương hiệu nông sản của họ.
Yêu cầu hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản trong nước và trên thị trường quốc tế? (Hình internet)
Yêu cầu hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản trong nước và trên thị trường quốc tế đúng không?
Căn cứ tại Công điện 492/CĐ-TTg năm 2023 cho hay:
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ..., các cơ quan liên quan chủ động chỉ đạo, tổ chức triển khai các giải pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản đang vào mùa vụ được thuận lợi; cần tập trung chỉ đạo quyết liệt một số nhiệm vụ cụ thể chia làm giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài.
Cụ thể, giải pháp lâu dài giao Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện:
- Hướng dẫn, phối hợp với các địa phương khẩn trương xây dựng, phát triển các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung với quy mô phù hợp, bảo đảm đáp ứng các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành các quy chuẩn, xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, sản phẩm nông sản thuộc phạm vi quản lý.
+ Phối hợp với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức xây dựng và triển khai chỉ dẫn địa lý về nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý;
+ Tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp đăng ký bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam, các giải pháp ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ; hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản trong nước và trên thị trường quốc tế.
Như vậy, hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản trong nước và trên thị trường quốc tế là giải pháp lâu dài mà Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT tổ chức thực hiện.
Giải pháp lâu dài mà Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ thực hiện để nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc là gì?
Theo Công điện 492/CĐ-TTg năm 2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ trưởng các Bộ liên quan thực hiện các nhiệm vụ như sau:
*Bộ trưởng Bộ Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao, Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản theo hình thức chính ngạch, đa dạng hóa các phương thức vận tải hàng nông sản xuất khẩu (đường bộ, đường biển, đường sắt, hàng không…).
* Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam
- Tiếp tục định hướng các cơ quan báo chí đưa tin đầy đủ, khách quan, kịp thời nhằm phản ánh đúng bản chất tình hình để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ tình hình, có biện pháp ứng phó kịp thời, tránh bị thiệt hại.
Nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh tại khu vực biên giới phía Bắc là gì để giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản?
Tại Công điện 492/CĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
*Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có cửa khẩu tại khu vực biên giới phía Bắc
- Chủ động theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình lưu thông, tập trung hàng hóa nông sản trên địa bàn để tổ chức, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan chỉ đạo các lực lượng chức năng kịp thời có biện pháp điều tiết, quản lý phương tiện đưa hàng lên cửa khẩu biên giới,
+ Xử lý các điểm ùn ứ nông sản xuất khẩu, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các thủ tục để đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa;
- Thường xuyên thông tin kịp thời cho các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp trên cả nước về tình hình lưu thông, xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu để chủ động, kịp thời điều chỉnh nhằm hạn chế ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu, giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp và người dân;
- Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình để trục lợi.
- Ưu tiên bố trí, huy động các nguồn lực hợp pháp để đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại biên giới đồng bộ theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu phát triển lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.
Xem chi tiết toàn văn tại đây Công điện 492/CĐ-TTg năm 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.