Xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm trong quá trình áp dụng hệ thống trao đổi thông tin về hàng hóa nhập khẩu VASSCM?
- Nguyên tắc chung trong xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm trong quá trình áp dụng hệ thống trao đổi thông tin về hàng hóa nhập khẩu VASSCM?
- Xử phạt vi phạm hành chính khi không bố trí khu vực lưu giữ riêng hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và hàng tồn đọng?
- Không cập nhật thông tin sai khác và gửi đến Hệ thống trao đổi thông tin hàng hóa nhập khẩu theo quy định bị xử lý như thế nào?
Nguyên tắc chung trong xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm trong quá trình áp dụng hệ thống trao đổi thông tin về hàng hóa nhập khẩu VASSCM?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về vi phạm hành chính như sau:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại Công văn 3693/TCHQ-PC năm 2022, từ quy định nêu trên trong quá trình xem xét xử lý, yêu cầu các đơn vị căn cứ quy định hiện hành, thực tế vụ việc để xác định có hay không hành vi vi phạm, mức độ lỗi để quyết định xử lý cho phù hợp.
Xử phạt vi phạm hành chính khi không bố trí khu vực lưu giữ riêng hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và hàng tồn đọng?
Theo quy định tại tiểu mục a Mục 2 Công văn 3693/TCHQ-PC năm 2022, đưa ra trường hợp kiến nghị về việc không bố trí khu vực lưu giữ riêng hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và hàng tồn đọng theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Theo Tổng cục hải quan, trường hợp không bố trí khu vực lưu giữ riêng hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và hàng tồn đọng theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 08/2015/NĐ-CP:
Qua kiểm tra của cơ quan hải quan nếu xác định việc bảo quản, sắp xếp, lưu giữ hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi không đáp ứng yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan thì căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 41 Luật Hải quan; điểm a khoản 2 Điều 34 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP), điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định 128/2020/NĐ-CP để xử lý theo thẩm quyền.
Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính khi không bố trí khu vực lưu giữ riêng hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và hàng tồn đọng sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan nêu trên.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm trong quá trình áp dụng hệ thống trao đổi thông tin về hàng hóa nhập khẩu VASSCM? (Hình từ Internet)
Không cập nhật thông tin sai khác và gửi đến Hệ thống trao đổi thông tin hàng hóa nhập khẩu theo quy định bị xử lý như thế nào?
Theo hướng dẫn tại tiểu mục b Mục 2 Công văn 3693/TCHQ-PC năm 2022, như sau:
Đối với hành vi: Không cập nhật thông tin sai khác và gửi đến Hệ thống Vasscm theo quy định; Không cập nhật thông tin thay đổi nguyên trạng hàng hóa và gửi đến Hệ thống Vasscm; Không thực hiện gửi thông tin hàng hóa qua khu vực giám sát (thông tin get out); Không thực hiện đúng việc cập nhật và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông tin hàng hóa đưa vào, lưu trữ, đưa ra theo quy định.
Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố làm rõ nguyên nhân việc không cung cấp, cập nhật thông tin của doanh nghiệp là do nguyên nhân khách quan hay chủ quan.
Ví dụ: do chất lượng truyền nhận dữ liệu giữa hệ thống của doanh nghiệp và hệ thống nghiệp vụ của cơ quan hải quan; giữa hệ thống của doanh nghiệp và hệ thống của cơ quan hải quan chưa đồng bộ; giữa thực tế hoạt động kinh doanh và yêu cầu giám sát của cơ quan hải quan chưa thống nhất...
Từ đó, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC), điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định 128/2020/NĐ-CP và hồ sơ vụ việc cụ thể để xem xét xử lý theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.